Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT phân ban môn Hóa học

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT phân ban môn Hóa học
Dưới đây là hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) phân ban môn Hóa học của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

1. Tăng cường tổng kết, hệ thống hóa các kiến thức. Đặc biệt lưu ý những kiến thức quan trọng nhưng dễ quên, dễ nhầm lẫn.

2. HS cần tự rèn luyện, tự làm nhiều các bài tập (đặc biệt là câu hỏi trắc nghiệm khách quan) trong SGK và sách bài tập Hóa học 12.

3. Giải thích một số hiện tượng trong các thí nghiệm thực hành (do GV khai thác).

4. Phân loại các dạng câu hỏi, bài tập có trong SGK và sách bài tập Hóa học 12 đồng thời tự tổng kết (hoặc  nhờ giáo viên giúp) các cách giải để có đường lối đúng khi làm bài.

B. Những kĩ năng cơ bản

1. Viết công thức cấu tạo các chất hữu cơ đã học, cấu tạo một số loại đồng phân mạch C, đồng phân vị trí, đồng phân nhóm chức năng tương ứng và gọi tên.

2. Từ cấu tạo chất hữu cơ suy ra tính chất hóa học cơ bản của chất hữu cơ. Từ cầu hình electron của các kim loại đã học suy được tính chất hóa học cơ bản của mỗi nhóm kim loại trên.

3. Viết thành thọa các phương trình phản ứng: biểu diễn tính chất hóa học, điểu chế các chất và biểu diễn một số dãy biến hóa trong phạm vi kiến thức đã học.

4. Biết cách liên hệ các kiến thức đã học ở lớp 12 vào thực tiễn cuộc sống.

5. Biết cách giải một số dạng bài tập: nhận biết, tính theo phương trình hóa học, xác định công thức chất hữu cơ, xác định kim loại, tính thành phần hỗn hợp và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (có trong SGK và sách bài tập hóa học 12).

C. Những kiến thức cơ bản

* BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1. Bỏ một số nội dung:

- Sơ lược cấu trúc của protein. Khái niệm enzim và axit nucleic, Keo dán.

- Các kim loại Cu, Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb.

- Phân tích định lượng hoá học.

- Hoá học các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Các dây chuyền sản xuất các chất trong công nghiệp chỉ tập trung vào nguyên tắc sản xuất và các phản ứng hoá học xảy ra (chú ý các nguyên tắc khoa học)

Chương I. Cacbohidrat

1. Khái niệm về cacbohidrat. Glucozơ:

- Trạng thái tự nhiên. Cấu trúc phân tử. Tính chất vật lí.

- Tính chất hóa học: Tính chất ancol đa chức, tính chất anđehit, phản ứng lên men rượu, tính chất riêng của dạng mạch vòng.

- Ứng dụng và điều chế. Đồng phân của glucozơ: Fructozơ.

2. Saccarozơ:

- Trạng thái tự nhiên. Cấu trúc phân tử. Tính chất vật lý.

- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân. Phản ứng của ancol đa chức (hai trường hợp phản ứng với đồng (II) hiđroxit).

- Ứng dụng và sản xuất đường saccrozơ. Đồng phân của Saccarozơ: mantozơ.

3. Tinh bột:

- Trạng thái tự nhiên. Cấu trúc phân tử. Tính chất vật lí.

- Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân, phản ứng màu với iot.

- Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể và sự tạo tinh bột trong cây xanh.

4. Xenlulozơ:

- Trạng thái tự nhiên. Cấu trúc phân tử. Tính chất vật lí.

- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân, phản ứng của ancol đa chức. Ứng dụng.

Chương II. Amin – Amino axit và Protein.

1. Amin:

- Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp và tính chất vật lí.

- Cấu tạo và tính chất hoá học: tính chất của nhóm –NH2, phản ứng ở nhân thơm.

- Ứng dụng và điều chế (từ NH3 và từ C6H5NO2).

2. Amino axit:

- Định nghĩa, phân loại, danh pháp và tính chất vật lý.

- Tính chất hoá học: Tính lưỡng tính, phản ứng hoá este với rượu, phản ứng trùng ngưng. Ứng dụng.

3. Protein:

- Khái niệm về peptit và protein. Tính chất vật lý của protein.

- Tính chất hoá học của protein: phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu.

Chương III. Polime và vật liệu polime

Đại cương về Polime.

- Định nghĩa, ba cách phân loại và danh pháp.

- Hai loại cấu trúc của polime. Tính chất vật lý.

- Tính chất hoá học: phản ứng giữ nguyên mạch, cắt mạch, tăng mạch polime.

Các phương pháp tổng hợp polime: phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng.

2. Các vật liệu polime:

- Chất dẻo: Định nghĩa. Một số polime dùng làm chất dẻo: PE, PVC, PPF, poli (metylmetacrylat).

- Khái niệm về vật liệu compozit.

3. Tơ tổng hợp và tơ nhân tạo:

- Định nghĩa, phân loại.

- Một số loại tơ tổng hợp thường gặp (tơ nilon 6,6 – tơ lapsan – tơ nitron)

4. Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp:

- Định nghĩa. Cao su thiên nhiên (cấu trúc, tính chất và ứng dụng).

- Cao su tổng hợp (cao su buna, cao su isopren, cao su cloropren và floropren).

Chương IV. Đại cương về kim loại.

1. Kim loại:

- Vị trí của kim loại trong hệ thống tuần hoàn. Tính chất vật lý của kim loại: tính chất chung (tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim), tính chất riêng (tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng).

Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử: Tác dụng với phi kim, với dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4) và với dung dịch axit đặc (HNO3, H2SO4), tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch muối.

2. Hợp kim: Định nghĩa. Tính chất và ứng dụng của hợp kim.

3. Dãy điện hoá của kim loại:

- Khái niệm về cặp oxi hóa - khử của kim loại. Pin điện hoá.

- Điện cực hidro chuẩn và Thế điện cực chuẩn của kim loại.

- Dãy điện hoá chuẩn của kim loại và ý nghĩa.

4. Sự điện phân:

- Khái niệm về sự điện phân.

- Điện phân các chất điện li và ứng dụng.

- Định luật Faraday.

5. Sự ăn mòn kim loại và các phương pháp chống ăn mòn kim loại.

6. Nguyên tắc điều chế kim loại và 3 phương pháp điều chế kim loại (thuỷ luyện, nhiệt luyện và phương pháp điện phân).

Chương V. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm.

1. Kim loại kiềm:

- Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý của kim loại kiềm (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính cứng).

- Cấu tạo nguyên tử và tính chất hoá học đặc trưng của các kim loại kiềm là tính khử mạnh nhất (minh hoạ qua tính khử của natri): tác dụng với phi kim, với dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4), tác dụng với nước.

- Ứng dụng của kim loại kiềm. Điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân.

- Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3): tính chất, ứng dụng, điều chế.

2. Kim loại kiềm thổ:

- Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý.

- Cấu tạo của kim loại kiềm thổ và tính chất hoá học đặc trưng của kim loại kiềm thổ (tính khử mạnh). Ứng dụng và điều chế kim loại thổ.

- Một số tính chất chung của kim loại kiềm thổ và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (Ca(OH)2, CaCO3, Ca(HCO3)2, CaSO4, Ca(NO3)2): tính chất, ứng dụng.

3. Nước cứng:

- Khái niệm về nước cứng, các loại nước cứng và tác hại của nước cứng.

- Nguyên tắc và các biện pháp làm mềm nước cứng.

4. Nhôm:

- Vị trí của Nhôm trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý.

- Cấu tạo của nguyên tử nhôm. Tính chất hoá học của nhôm là tính khử mạnh (nhôm tác dụng với phi kim, với axit, oxit kim loại, với nước, với bazơ mạnh).

- Ứng dụng và sản xuất nhôm.

- Một số hợp chất quan trọng của nhôm:

+ Al2O3 (tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, tính chất lưỡng tính, ứng dụng).

+ Al(OH)3 (tính chất hoá học: tính không bền và tính lưỡng tính).

+ Al2(SO4)3 (thành phần của phèn nhôm, ứng dụng).

Chương VI. Crom - Sắt - Đồng.

1. Crom:

- Vị trí của Crom trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý.

- Cấu tạo và tính chất hoá học của Crom (tác dụng với phi kim, với axit và không tác dụng với nước).

- Ứng dụng và sản xuất crom bằng phương pháp nhiệt nhôm.

2. Một số hợp chất của crom:

- CrO, Cr(OH)2 (tính bazơ và tính khử); Cr2+ ((tính khử mạnh).

- Cr2O3, Cr(OH)3 (tính lưỡng tính); Cr3+ (tính oxihoá và tính khử; phèn crom)

- CrO3 (oxitaxit và tính oxihoá rất mạnh); CrO2-4 và Cr2O2-7 (tính oxihoá mạnh).

3. Sắt:

- Vị trí của sắt trong hệ thống tuần hoàn. Cấu tạo. Tính chất vật lý.

- Cấu tạo và tính chất hoá học: tác dụng với phi kim, axit, muối, nước.

4. Hợp chất của sắt:

- Hợp chất sắt (II):

+ FeO, Fe(OH)2 (tính bazơ và tính khử); Fe2+ (tính khử mạnh)

+ Điều chế và ứng dụng một số hợp chất sắt (II).

- Hợp chất sắt (III):

+ Fe2O3, Fe(OH)3 (tính bazơ); Fe3+ (tính oxihoá; phèn sắt)

+ Điều chế và ứng dụng một số hợp chất sắt (III).

5. Hợp kim sắt:

+ Phân loại, tính chất, ứng dụng của gang.

+ Sản xuất gang từ quặng sắt (nguyên liệu, các phản ứng xảy ra, sự tạo gang).

+ Phân loại, tính chất, ứng dụng của thép.

+ Sản xuất thép (nguyên liệu, các phản ứng xảy ra và các lò luyện thép)

Chương VII. Phân tích hoá học.

1. Nhận biết một số ion vô cơ trong dung dịch:

- Nhận biết các cation kim loại kiềm (Na+, K+) và NH+4, Ca2+, Ba2+, Al3+, Cr3+, Fe2+, Fe3+, Cu2+, Mg2+.

- Nhận biết các anion Cl-, NO-, SO2-3, SO2-4.

2. Nhận biết một số hợp chất hữu cơ:

- Ancol, andehit, axit cacboxylic, glucozơ, tinh bột.

- Nhận biết một số lọ hóa chất không nhãn. 

* BAN KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

1. Bỏ một số nội dung:

Khái niệm về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp.

Sơ lược cấu trúc của protein, khái niệm enzim và axit nucleic, keo dán.

Các kim loại Cu, Ni, Sn, Pb.

Hóa học các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Các dây chuyền sản xuất các chất trong công nghiệp và chỉ tập trung vào nguyên tắc sản xuất và các phản ứng hóa học xảy ra (chú ý các nguyên tắc khoa học).

Chương I. Ancol – Phenol

1. Định nghĩa, phân loại, đồng phân của Ancol: (đồng phân về mạch cacbon và đồng phân về vị trí nhóm hiđroxyl), danh pháp, bậc rượu.

- Tính chất vật lý. Liên kết hiđro.

- Tính chất hóa học của Ancol: Phản ứng thế H của nhóm –OH, phản ứng thế nhóm –OH, phản ứng tách nước (tạo aken, tạo ete), phản ứng oxi hóa (không hoàn toàn và hoàn toàn).

- Điều chế etanol (phương pháp tổng hợp, sinh hóa) và ứng dụng của etanlol.

2. Định nghĩa, phân loại Phenol. Tính chất vật lý của C6H5OH.

- Cấu tạo và tính chất hóa học: phản ứng thế H của nhóm –OH (tác dụng với nước brom, với HNO3).

- Điều chế (từ benzen). Ứng dụng.

Chương II. Anđehit – Axit caboxylic.

1. Định nghĩa, phân loại, danh pháp của Anđehit.

- Đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của Anđehit: Phản ứng cộng hiđro (phản ứng khử anđehit) và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.

- Điều chế (từ ancol, từ hiđrocacbon). Ứng dụng.

2. Định nghĩa, phân loại, danh pháp của Axit cacboxylie.

- Đặc điểm cấu tạo và tính chất vật lý (liên kết hiđro liên phân tử).

- Tính chất hóa học của Axit cacboxylic: + Tính axit (sự điện li thuận nghịch, phản ứng với kim loại trước hiđro trong dãy HĐHH, với bazơ và oxit bazơ, với muối cacbonat). + Phản ứng thế nhóm –OH (este hóa).

- Điều chế axit axetic (lên men giấm, oxihóa anđehit axetic, butan) và ứng dụng của axit axetic.

Chương 3. Este – Lipit

1. Khái niệm, danh pháp và tính chất vật lí của Este.

- Tính chất hóa học của Este: phản ứng thủy phân, phản ứng ở gốc hidrocacbon (cộng, trùng hợp). Ứng dụng.

- Mối quan hệ giữa hidrocacbon và dẫn xuất chứa oxi của hidrocacbon (chuyển hóa trực tiếp, chuyển hóa gián tiếp).

2. Khái niệm Lipit.

Chất béo: Định nghĩa. TÍnh chất vật lý. Tính chất hóa học (phản ứng thủy phân, phản ứng xà phòng hóa, phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng).

Chương IV. Cacbohidrat

1. Khái niệm về cacbohidrat. Glucozơ:

- Trạng thái tự nhiên. Công thức cấu tạo. Tính chất vật lí.

- Tính chất hóa học: Tính chất ancol đa chức, tính chất anđehit, phản ứng lên men.

- Ứng dụng và điều chế. Đồng phân của glucozơ: Fructozơ.

2. Tính chất vật lý. Công thức cấu tạo viết gọn. Tính chất hóa học của Saccarozơ (phản ứng thủy phân, phản ứng của ancol đa chức với một số hidroxit kim  loại).

Sản xuất từ đường mía, ứng dụng.

3. Cấu tạo phân tử. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của tinh bột: phản ứng thủy phân, phản ứng màu với iot. Ứng dụng.

4. Công thức cấu tạo viết gọn. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của Xenlulozơ: Phản ứng thủy phân, phản ứng este hóa với axit nitric. Ứng dụng.

Chương V. Amin – Amino axit và Protein.

1. Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp. Tính chất vật lí của Amin.

- Tính chất hoá học và ứng dụng của Amin:

+ Tính bazơ (tác dụng với nước, với axit).

+ Phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm –NH2 bằng gốc ankyl.

2. Định nghĩa, phân loại, danh pháp của Amino axit:

- Tính chất vật lý. Tính chất hoá học của aminoaxit: Tính lưỡng tính, phản ứng hoá este của nhóm –OH, phản ứng trùng ngưng giữa 2 nhóm –NH2 và –COOH.

3. Peptit và Protein:

- Peptit: Khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp. Tính chất hoá học (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu).

- Protein: Định nghĩa, phân loại. Tính chất vật lý, tính chất hoá học (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu).

Chương VI. Polime và vật liệu polime

Đại cương về Polime.

- Định nghĩa, phân loại, danh pháp.

- Tính chất vật lý. Tính chất hoá học (phản ứng giữ nguyên mạch, cắt mạch, tăng mạch polime).

Các phương pháp tổng hợp polime: phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng.

2. Chất dẻo: Định nghĩa. Một số polime dùng làm chất dẻo: PE, PVC, PPF, poli (metylmetacrylat)

3. Tơ tổng hợp và tơ nhân tạo:

- Định nghĩa, phân loại.

- Một số loại tơ tổng hợp thường gặp (tơ nilon 6,6 – tơ nitron)

4. Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp:

- Định nghĩa. Cao su thiên nhiên (cấu trúc, tính chất và ứng dụng).

- Cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna – S và cao su buna – N).

Chương VII. Đại cương về kim loại.

1. Vị trí của kim loại trong hệ thống tuần hoàn. Cấu tạo của nguyên tử kim loại, cấu tạo của tinh thể kim loại và liên kết kim loại.

2. Tính chất vật lý chung của kim loại: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.

3. Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử: tác dụng với phi kim, với dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4) và với dung dịch axit đặc (HNO3, H2SO4), tác dụng với nước, tác dụng với dung dịch muối.

4. Cặp oxi hoá - khử của kim loại, so sánh tính chất những cặp oxi hoá - khử. Dãy điện hoá của kim loại và ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại.

5. Định nghĩa của hợp kim, tính chất và ứng dụng của hợp kim. Điều chế hợp kim.

6. Sự ăn mòn kim loại (định nghĩa, các kiểu ăn mòn kim loại) và các phương pháp chống ăn mòn kim loại.

7. Nguyên tắc điều chế kim loại và 3 phương pháp điều chế kim loại (thuỷ luyện, nhiệt luyện và phương pháp điện phân).

Chương VIII. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm.

1. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý của kim loại kiềm (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính cứng).

- Cấu tạo nguyên tử và tính chất hoá học đặc trưng của các kim loại kiềm là tính khử mạnh nhất (minh hoạ qua tính khử của natri): tác dụng với phi kim, với dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4), tác dụng với nước.

- Ứng dụng của kim loại kiềm. Điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân.

- Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3): tính chất, ứng dụng.

2. Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý.

- Cấu tạo của kim loại kiềm thổ và tính chất hoá học đặc trưng của kim loại kiềm thổ (tính khử mạnh). Ứng dụng và điều chế kim loại thổ.

- Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (Ca(OH)2, CaCO3, Ca(HCO3)2, CaSO4, Ca(NO3)2): tính chất, ứng dụng.

3. Khái niệm về nước cứng, các loại nước cứng và tác hại của nước cứng. Nguyên tắc và các biện pháp làm mềm nước cứng.

4. Vị trí của Nhôm trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý.

- Cấu tạo của nguyên tử nhôm. Tính chất hoá học của nhôm là tính khử mạnh (nhôm tác dụng với phi kim, với axit, oxit kim loại, với nước, với dung dịch kiềm).

- Ứng dụng và sản xuất nhôm.

- Một số hợp chất quan trọng của nhôm:

+ Al2O3 (tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, tính chất lưỡng tính, ứng dụng).

+ Al(OH)3 (tính chất hoá học: tính không bền và tính lưỡng tính).

+ Al2(SO4)3 (thành phần của phèn nhôm, ứng dụng).

Chương IX. Sắt và một số kim loại quan trọng.

1. Vị trí của sắt trong hệ thống tuần hoàn. Cấu tạo nguyên tử sắt. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học của sắt: tác dụng với phi kim, axit, muối, nước.

2. Hợp chất sắt (II), hợp chất sắt (III): tính chất chung, điều chế.

3. Sản xuất gang, thép: nguyên liệu. Nguyên tắc sản xuất. Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất gang và luyện thép. Các phương pháp luyện gang thành thép.

4. Vị trí của Crom trong bảng tuần hoàn. Tính chất vật lý. Cấu tạo và tính chất hoá học của Crom (tác dụng với phi kim, với axit và không tác dụng với nước).

5. Một số hợp chất của crom:

- Cr2O3, Cr(OH)3 (tính lưỡng tính).

- CrO3 (oxitaxit); CrO2-4 và Cr2O2-7 (tính oxihoá mạnh).

MỚI - NÓNG