Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT phân ban thí điểm môn Địa lý

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT phân ban thí điểm môn Địa lý
Dưới đây là hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phân ban thí điểm môn Địa lý dành cho Ban Khoa học Tự nhiên và Ban Khoa học Xã hội & Nhân văn.

Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, Atlat, các loại biểu đồ, bảng số liệu. Vẽ các loại biểu đồ.

So sánh, phân tích các mối quan hệ: giữa tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế - xã hội, giữa các yếu tố kinh tế - xã hội với nhau.

B. Một số điều cần lưu ý

- Cần chú trọng việc tăng cường rèn luyện các kĩ năng và tư duy địa lý, cách học, cách làm bài, hạn chế ghi nhớ máy móc.

- Biết cách sử dụng Atlat địa lý Việt Nam trong học tập và làm bài thi.

- Các số liệu là cần thiết nhưng không yêu cầu HS phải nhớ nhiều số liệu. Vấn đề quan trọng là biết phân tích các số liệu để tìm ra kiến thức. Khi làm bài, HS có thể sử dụng các số liệu không phải của sách giáo khoa Địa lý 12 ban KHXH&NV/ ban KHTN thí điểm, nhưng phải ghi rõ nguồn gốc số liệu.

C. Nội dung kiến thức

Cần nắm vững đối với cả hai ban là Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập. Cụ thể như sau:

* Ban Khoa học Tự nhiên

I. Địa lý tự nhiên Việt Nam:

1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

- Việt Nam - đất nước nhiều đồi núi.

- Ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Sự phân hoá của địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan thiên nhiên.

II. Địa lý dân cư.

1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư.

2. Lao động và việc làm.

3. Đô thị hoá ở Việt Nam.

III. Địa lý các ngành kinh tế.

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp:

- Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Địa lý ngành thuỷ sản và lâm nghiệp.

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

3. Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp:

- Cơ cấu ngành công nghiệp.

- Vấn đề phát triển một số ngành kinh tế trọng điểm.

- Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

4. Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ:

- Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

- Vấn đề phát triển thương mại, du lịch.

IV. Vấn đề phát triển các vùng.

1. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

3. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

4. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.

5. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

6. Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

7. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo.

8. Vùng kinh tế trọng điểm.

* Ban Khoa học Xã hội & Nhân văn

I. Địa lý tự nhiên Việt Nam:

1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam:

- Việt Nam - đất nước nhiều đồi núi.

- Ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Sự phân hoá của địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan thiên nhiên.

II. Địa lý dân cư.

1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư.

2. Lao động và việc làm.

3. Đô thị hoá ở Việt Nam.

III. Địa lý các ngành kinh tế.

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp:

- Vốn đất và sử dụng vốn đất.

- Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Địa lý ngành thuỷ sản và lâm nghiệp.

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

3. Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp:

- Vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng.

- Vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

- Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

- Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

4. Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ:

- Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải.

- Vấn đề phát triển thông tin liên lạc.

- Vấn đề phát triển thương mại.

- Vấn đề phát triển du lịch.

IV. Vấn đề phát triển các vùng.

1. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

3. Vấn đề phát triển khi tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.

4. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

5. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.

6. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

7. Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

8. Vấn đề lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

9. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo.

10. Vùng kinh tế trọng điểm.

MỚI - NÓNG