Điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ:

Khối A, C, D như năm ngoái; khối B thấp hơn

Khối A, C, D như năm ngoái; khối B thấp hơn
TP - Điểm sàn ĐH: Khối A và D - 13 điểm, khối B  và C- 14 điểm; theo thông báo ngày hôm qua, 8/8 của Bộ GD&ĐT.
Khối A, C, D như năm ngoái; khối B thấp hơn ảnh 1
Thí sinh dự thi đại học 2009 - Ảnh: Hồng Vĩnh

Với hệ cao đẳng, điểm sàn được xác định thấp hơn mức điểm sàn ĐH mỗi khối 3 điểm. Theo đó, các trường ĐH (tổ chức thi và không tổ chức thi), các trường CĐ không tổ chức thi nhưng đều sử dụng kết quả thi ĐH theo đề chung của Bộ GD&ĐT căn cứ vào mức điểm sàn này để xác định điểm trúng tuyển cho trường mình.

Với những trường CĐ sử dụng kết quả thi cao đẳng theo đề ba chung của Bộ thì mức điểm tối thiểu xét tuyển cao đẳng là: Khối A, D – 10 điểm; khối B, C – 11 điểm.  

Điểm sàn và mức điểm tối thiểu trên được tính đối với đối tượng học sinh phổ thông khu vực 3. Còn với các khu vực kế tiếp giảm 0,5 điểm, các đối tượng kế tiếp giảm 1 điểm.

Số thí sinh đạt điểm từ sàn trở lên của từng khối (số trong ngoặc là chỉ tiêu của từng khối)

A: 211.945 ( 114.026)

B: 97.284 (28.470)

C: 44.677 (22.132)

D: 52.806 (42.785)

Như vậy, cả nước có 406.712 thí sinh đạt điểm từ sàn trở lên (trong tổng số khoảng 1,18 triệu lượt thí sinh dự thi ĐH đợt I, đợt II năm 2009).

Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số; các trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, theo địa chỉ sử dụng, chủ tịch Hội đồng tuyển sinh các trường báo cáo về việc vận dụng quy chế (cho phép nới độ chênh điểm của khu vực kế tiếp và đối tượng kế tiếp) để Bộ trưởng xem xét, quyết định với mức điểm như sau:

Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1 điểm nhưng không quá 1,5 điểm;

Đối với các trường được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, theo địa chỉ sử dụng, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 điểm nhưng không quá 1 điểm.

Các trường căn cứ điểm sàn theo đề thi ĐH và mức điểm tối thiểu theo đề thi cao đẳng để xác định điểm trúng tuyển. Điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn hoặc mức điểm tối thiểu.

Điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không thấp hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng trước, đảm bảo tỉ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các nguyện vọng. Không hạ điểm trúng tuyển, trừ trường hợp đặc biệt được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định.

Theo đó, những thí sinh dự thi ĐH theo đề thi chung, nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn ĐH thì được tham gia xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào các trường ĐH, CĐ cùng khối thi, trong vùng tuyển.

Nếu kết quả thi của thí sinh thấp hơn điểm sàn ĐH nhưng bằng hoặc cao hơn điểm sàn CĐ thì được tham gia xét tuyển vào các trường CĐ cùng khối thi, trong vùng tuyển.

Các trường thông báo điểm trúng tuyển, danh sách trúng tuyển và gửi giấy triệu tập cho thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 học tại trường, giấy chứng nhận kết quả thi đại học hoặc cao đẳng số 1 và số 2 cho thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào trường nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn hệ cao đẳng (theo đề thi đại học), bằng hoặc cao hơn mức điểm tối thiểu (theo đề thi cao đẳng) trước ngày 20/8.

Các trường còn chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2 thông báo điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (mức điểm nhận hồ sơ, chỉ tiêu xét tuyển và nguồn tuyển) trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 25/8.

Các trường còn chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 3 thì thông báo điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (mức điểm nhận hồ sơ, chỉ tiêu xét tuyển và nguồn tuyển) trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 15/9.  

MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...