Không áp đặt ý kiến giám khảo lên thí sinh

Không áp đặt ý kiến giám khảo lên thí sinh
TP - Trong cuộc họp báo sau buổi thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, việc chấm thi năm nay sẽ không áp đặt ý kiến của giám khảo lên thí sinh.

> Chấm thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng có sai sót
> Năm 2013, trường ngoài công lập sẽ còn đìu hiu

Trả lời báo giới về phương án chấm thi môn Văn, ông Hiển nói: “Một khi đã ra đề mở thì sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Quan trọng là học sinh thể hiện quan điểm của mình với những lý lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ. Nội dung câu hỏi liên quan tới hành vi có tính đạo đức. Chuẩn mực về đạo đức có sự khác nhau tuỳ vào cách nhìn nhận của mỗi cá nhân. Quan điểm của chúng tôi là không áp đặt suy nghĩ của mình cho lớp trẻ”.

Trên thực tế, năm nay là lần đầu tiên đáp án môn Văn đưa ra lưu ý nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng (so với đáp án) mà hợp lý thì vẫn được chấp nhận; nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt mà chỉ đi sâu vào bàn luận vào một vài khía cạnh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa.

Hướng dẫn chấm thi môn Văn của Bộ cũng ghi rõ nếu bài làm có những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc thì không cho điểm.

Ông Hiển cũng cho biết, những kỳ thi tiếp theo Bộ sẽ tiếp tục ra đề mở. Trên thực tế cho thấy kể từ khi chủ trương ra đề mở, đề thi môn Văn trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT năm sau hay hơn năm trước.

Từ kinh nghiệm nhiều năm ra đề hướng mở, giáo viên tìm được các chủ đề phù hợp với học sinh, giúp các em được học và quen với cách thể hiện chính kiến, quen với cách tư duy, biết lập luận, sử dụng kiến thức được học để giải quyết vấn đề được tốt hơn.

Công khai kết quả chấm kiểm định

Trước câu hỏi của báo giới về hiệu quả chống tiêu cực của quy định cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, mục tiêu chính của quy định này là ngăn chặn chứ không chỉ nhằm phát hiện tiêu cực.

Việc đến nay vẫn chưa phát hiện sự vi phạm nghiêm trọng nào là một tin vui. Khi được phản ánh trên một trang mạng xã hội hiện đã xuất hiện clip cảnh tiêu cực thi cử được cho là diễn ra vào năm nay ở Hội đồng thi THPT Phùng Khắc Khoan, Thạch Thất, Hà Nội, ông Phạm Ngọc Trúc - Phó Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết sẽ kiểm tra và trả lời công luận sau khi có kết quả xác minh.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng dù khâu coi thi kết thúc nhưng việc phát hiện tiêu cực thi cử sẽ được tiếp tục ở khâu hậu kiểm. Năm ngoái Bộ GD&ĐT đã chấm kiểm định 16 trường hợp điểm và chỉ gửi kết quả về cho các địa phương tự xem xét, rút kinh nghiệm.

Năm nay, phạm vi chấm kiểm định sẽ được mở rộng và quan trọng hơn, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện lời cam kết mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đưa ra từ năm ngoái: sẽ công khai kết quả kiểm định với những địa phương năm ngoái đã được kiểm định nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng tiêu cực trong thi cử.

Việc chấm thi năm nay có điểm mới so với năm ngoái là các hội đồng thi bắt buộc phải chấm kiểm tra các môn tự luận theo tiến độ chấm thi của cả hội đồng.

Chấm thi và chấm kiểm tra đến đâu các Sở phải báo cáo nhanh về Bộ thống kê kết quả chấm thi và kết quả chấm kiểm tra các môn tự luận theo tiến độ chấm thi.

Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, chậm nhất là đến 18/6 phải có báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi, xét tốt nghiệp gửi về Ban chỉ đạo thi T.Ư. Sau thời điểm này, các sở công bố kết quả thi tốt nghiệp và thông báo để các trường THPT niêm yết danh sách tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho các thí sinh.

Cán bộ làm thi chưa kiên quyết chống tiêu cực

Hôm qua (4/6), đoàn công tác của Bộ do ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ GD Thường xuyên, Bộ GD&ĐT làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra đột xuất một số hội đồng thi ở Thái Bình và Hưng Yên. Kết thúc buổi làm việc, ông Hinh nhận xét dù đoàn đi kiểm tra không báo trước nhưng không khí trường thi của các hội đồng thi đoàn đã đến khá yên ắng, nghiêm túc. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng giám thị, thanh tra chưa kiên quyết trong việc xử lý các biểu hiện vi phạm của thí sinh.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.