Không cấm mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi

Không cấm mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi
TP - Không cấm thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi, đó là thông tin mới nhất về những quy định trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD&ĐT vừa công bố.

> Thủ tướng chỉ đạo xem xét kiến nghị của trường tư
> Những điểm mới nhất về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013

Theo thông tư số 04/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT, từ năm nay, các vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi gồm cả “các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác”.

Với quy định này, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT chính thức thừa nhận tính hợp pháp của sự xuất hiện thiết bị này trong phòng thi dù trên thực tế từ kỳ thi năm 2012 nó đã xuất hiện trong hội đồng thi THPT Dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, Bắc Giang.

Các vật dụng khác được phép mang vào phòng thi vẫn bao gồm bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản, Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lí (do NXB Giáo dục ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất kỳ nội dung gì).

Bộ GD&ĐT bổ sung vào quy chế thi tốt nghiệp THPT việc xử lý thông tin phản ánh tiêu cực trong kỳ thi.

Theo đó để thông tin và bằng chứng về vi phạm của quy chế thi mà mình cung cấp đảm bảo tính hợp pháp, người cung cấp phải gửi bằng chứng cho nơi tiếp nhận trong vòng 7 ngày kể từ khi ngày kết thúc ngày thi cuối cùng, không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào.

Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế thi là Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT cấp trung ương và cấp tỉnh hoặc thanh tra giáo dục các cấp.

Tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin về vi phạm quy chế thi trước hết phải bảo mật thông tin và danh tính người cung cấp thông tin, sau đó có trách nhiệm bảo quản bằng chứng, xác minh tính xác thực của thông tin và bằng chứng hoặc chuyển thông tin, bằng chứng đó đến cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý. Khi có kết quả xác minh, cơ quan có trách nhiệm phải công khai kết quả xử lý.

Quy chế thi tốt nghiệp cũng làm rõ hơn quy định chế tài xử lý các hành vi vi phạm quy chế. Thí sinh sẽ bị đình chỉ khi mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi mà không đúng quy định, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi (dù chưa sử dụng).

Thí sung còn bị đình chỉ khi nhận bài giải sẵn của người khác kể cả khi chưa sử dụng; chuyển hoặc nhận giấy nháp, bài thi cho thí sinh khác; cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp bài thi của mình hoặc làm bài giống nhau do chép bài của nhau.

Bộ GD&ĐT cũng bổ sung quy định mới: Mỗi hội đồng chấm thi có một tổ chấm kiểm tra bài thi tự luận, độc lập với các tổ chấm thi. Tổ chấm kiểm tra bài tự luận này có trách nhiệm chấm lại để kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi tự luận (theo tiến độ chấm của hội đồng chấm thi).

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.