Không tuyển đủ chỉ tiêu là do trường không hấp dẫn

Không tuyển đủ chỉ tiêu là do trường không hấp dẫn
"Một số trường ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu, không phải do nguồn tuyển ít mà do các trường này không đủ hấp dẫn đối với thí sinh" - Ông Đỗ Duy Dự, Thường trực Ban Chỉ đạo Tuyển sinh cho biết.
Không tuyển đủ chỉ tiêu là do trường không hấp dẫn ảnh 1
Trên giảng đường ĐHKHXH & NV  ảnh: Hồng Vĩnh

Xin ông nêu một vài con số thống kê phản ánh kết quả tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ tính đến giờ phút này.

Tính đến 25/8, trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2005 là 232.288 thì có 159.662 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, còn 72.626 chỉ tiêu dành để xét tuyển NV2, NV3,

Như vậy chỉ tiêu để xét tuyển NV2, NV3 chiếm 31%.

Trước ngày 15/9 113 trường ĐH, CĐ đã gửi giấy báo trúng tuyển NV2 cho 62.416 thí sinh.

Ngày 15/9/2005 có 34 trường ĐH, CĐ công bố điều kiện xét tuyển NV3, trong đó có 23 trường ĐH (10 trường ĐH công lập) và 11 trường CĐ (8 trường CĐ công lập).  Chỉ tiêu xét tuyển NV3 là 10.210, bằng 4,4% tổng chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó ĐH: 6.259, CĐ: 3.951.

Qua các con số có thể tin rằng mọi chỉ tiêu tuyển sinh từ THCN đến CĐ, ĐH được tuyển hết hay không?

Trên phạm vi toàn quốc, chắc chắn chỉ tiêu tuyển sinh sẽ được thực hiện, còn đối với từng trường sẽ có trường tuyển vượt chỉ tiêu, có trường tuyển thiếu chỉ tiêu .

Nếu chỉ nhìn vào số lượng thí sinh nộp đơn xin tuyển NV3 thì có thể yên tâm về tình hình tuyển sinh năm 2005, nhưng dư luận cho hay: Ngay cả NV3 cũng ảo rất lớn. Việc này đồng nghĩa với hiện thực còn khá nhiều trường chưa tuyển đủ thí sinh theo chỉ tiêu. Vậy để có đủ thí sinh, các trường có được tuyển sinh bằng mọi giá không, chẳng hạn có được tuyển theo NV4 nữa hay không?

Năm nay do đề thi bám sát chương trình THPT nên kết quả thi tương đối cao, nguồn tuyển dồi dào hơn năm trước, vì vậy chỉ có một số ít trường ĐH dân lập tuyển thiếu chỉ tiêu. Việc có một số trường tuyển vượt chỉ tiêu hoặc thiếu chỉ tiêu là bình thường. Những trường tuyển thiếu chỉ tiêu vẫn phải kết thúc việc xét tuyển theo đúng quy định, không được tuyển sinh bằng mọi giá, không được hạ điểm trúng tuyển và tất nhiên không có nguyện vọng 4.

Dư luận cho rằng, mặc dù kế thừa và phát huy một số ưu điểm của những năm trước nhưng đến mùa tuyển sinh 2005 phương án 3 chung tỏ ra không hợp nữa, ông có ý kiến gì không?

Đại đa số ý kiến cho rằng trong tình hình hiện nay thì phương án 3 chung là phương án tuyển sinh tối ưu. Tuyệt đại đa số các trường đều thực hiện phương án này một cách thuận lợi, chỉ có một số rất ít các trường ngoài công lập gặp khó khăn trong việc xét tuyển, chủ yếu do các trường này chưa có sức thu hút đối với thí sinh.

Như vậy mùa tuyển sinh 2006 các trường vẫn “sống” cùng “ ba chung”?

Đúng vậy. Năm 2006 vẫn thực hiện tuyển sinh theo phương án ba chung.

Một trong những điểm bất cập nhất của kỳ thi 2005 là  việc ra đề thi quá dễ đã “đội” điểm thi của thí sinh lên cao, dẫn đến nghịch cảnh thí sinh điểm cao thì trượt đại học, trong khi các trường ĐH không tuyển đủ chỉ tiêu sẽ được rút kinh nghiệm như thế nào ở mùa tuyển sinh 2006?

Đề thi tuyển sinh đại học năm 2005 không dễ, nhưng không quá khó, không lắt léo, không đánh đố và bám sát chương trình THPT, vì vậy kết quả thi tương đối cao, nguồn xét tuyển dồi dào hơn năm trước. Một số ít trường ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu, không phải do nguồn tuyển ít mà chủ yếu là do các trường này không đủ hấp dẫn đối với thí sinh.

Việc một số thí sinh có kết quả thi cao nhưng không trúng tuyển vào trường ĐH đã dự thi không phải là một nghịch cảnh vì với kết quả thi này, thí sinh có thể trúng tuyển vào nhiều trường ĐH khác nếu có nguyện vọng. Tình trạng này không phải chỉ ở Việt Nam mà còn là tình trạng chung của các trường ĐH ở các nước khác. 

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.