Kỳ thi THPT quốc gia: Không nên phân loại thí sinh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TP - Theo các chuyên gia, việc sớm công bố phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là điều rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, có thể do yêu cầu “sớm” nên một số đường hướng còn tỏ ra nóng vội…

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội cũng cho rằng phương án thi mà Bộ công bố đã kế thừa được những đổi mới tích cực của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 (với những thay đổi theo chiều hướng cố gắng mang lại sự thuận lợi cho học sinh). Tuy nhiên, một số điểm Bộ GD&ĐT cần phải cân nhắc thêm, chẳng hạn việc tổ chức thi co cụm trong 20 – 30 điểm thi là điều có nên? Rồi giải pháp khắc phục học lệch cũng cần được tính tới. 

“Để cho học sinh bước vào năm học mới với tâm thế chỉ cần học cho thật tốt bốn môn, cùng lắm thêm một vài môn nữa (với những em có tham vọng vào ĐH), thì thật tai hại. Suốt cả một năm học giáo viên bộ môn sẽ đánh vật thế nào đây khi mà trong lớp chỉ dăm bảy em có thái độ học một cách tử tế? Như vậy Bộ cố gắng tạo điều kiện cho học sinh nhưng lại dồn hết khó khăn cho giáo viên”, TS Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ.

Nhưng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, điều đáng lo ngại nhất trong phương án mà Bộ đã công bố là việc chia thí sinh thành hai loại: chỉ có nhu cầu xét tốt nghiệp và vừa có nhu cầu xét tốt nghiệp vừa muốn xét tuyển vào ĐH, CĐ: “Việc phân loại này vô hình trung phân thí sinh ra thành loại I và loại II. Sẽ không em nào muốn mình bị xếp vào diện “loại II” cả, nếu có thì chỉ là bất đắc dĩ. Rồi sẽ nảy sinh ra tình huống, thí sinh “loại II” sau khi thi tại cụm thi ở địa phương bỗng nhiên đạt kết quả cao các em lại đòi quyền được xét tuyển vào ĐH thì Bộ tính sao? Rõ ràng các em thi cùng một đề thi với những em “loại I”, chỉ vì thi ở địa điểm do Sở bố trí mà các em bị tước quyền so với các em còn lại thì đúng là một sự bất công”.


Một chuyên gia giấu tên cũng bày tỏ lo ngại khi Bộ GD&ĐT chia cụm thi do Sở tổ chức khác với cụm thi do trường ĐH tổ chức: “Bộ GD&ĐT phải có căn cứ mới được phép quy kết kỳ thi nào đáng tin cậy, kỳ thi nào không. Giờ chia loại như thế, phải chăng Bộ công khai xác nhận kỳ thi do các Sở GD&ĐT tổ chức là không đáng tin? Tôi không hiểu các Sở GD&ĐT và các địa phương sẽ phản ứng thế nào về vấn đề này!”.

Ông Phạm Hiệp (ĐH Văn hóa Trung Hoa – Đài Loan) nhận xét có lẽ đây là phương án tốt nhất trong ba phương án mà Bộ GD&ĐT đã đề xuất.
Tuy nhiên, theo ông Hiệp, trước mắt việc tổ chức thi theo cụm và giao cho các trường ĐH chủ trì, có thể tạm yên tâm về độ tin cậy của kỳ thi (không có gian lận) nhưng trong tương lai Bộ nên giao việc tổ chức thi cho các trung tâm khảo thí độc lập (do Bộ thành lập và giám sát).

Thành viên các trung tâm này bao gồm các chuyên viên cơ hữu được đào tạo bài bản về tổ chức khảo thí và các chuyên gia làm đề là giảng viên tại các đại học hàng đầu. Bởi chỉ có những trung tâm độc lập như vậy mới đủ năng lực tổ chức kỳ thi cho kết quả tin cậy và chính xác cao nhất; nhất là trong trường hợp chúng ta tiến hành tổ chức 2 – 3 kỳ thì một năm giống như thi SAT ở Mỹ theo gợi ý của một số chuyên gia trong thời gian vừa qua.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.