Làm bạn với học sinh

Làm bạn với học sinh
TP - Những chuyện liên quan đến đạo đức, bạo lực học đường đã và đang xảy ra ngày càng nhiều, khiến cả xã hội phải suy nghĩ về phương pháp giáo dục hiện nay.

Một đại biểu tham dự tại hội thảo "Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng phương pháp kỷ luật tích cực" diễn ra ngày 26-5 tại TPHCM nhận định: Nhiều giáo viên đã có những hành động đi trái đạo đức nghề giáo. Mỗi khi học sinh sai phạm là "trừng phạt" ngay. Đó là sự yếu kém trong năng lực nghề giáo. Lâu nay, chúng ta vẫn thấy không ít thầy cô giáo trong lúc quá nóng giận đã buông những lời lẽ "không phải" hay những hành động đáng tiếc. Giá mà trong giây phút nóng nảy đó, ai cũng dằn lòng mình lại...

Học sinh đôi khi có những suy nghĩ, tâm tư không thể "trút" với người thân, bạn bè… Những lúc đó, các em cần biết bao nhiêu những lời động viên, chia sẻ của thầy cô. Có khi nào thầy cô đã thực sự lắng nghe những nỗi sợ hãi, tâm tư nguyện vọng của học sinh chưa? Có em học sinh từng thẳng thắn rằng: "Chúng em rất sợ bị trừng phạt và bêu xấu".

Ai cũng hiểu rằng: Bị đánh sẽ đau về thân xác nhưng bị bêu xấu sẽ "đau" về tinh thần rất lâu. Và có lẽ vì thế mà 80% học sinh THCS được khảo sát ở Bắc Giang cho rằng các em rất sợ bị bêu xấu.

Ngành giáo dục ngoài việc dạy "chữ", còn phải dạy "người". Vì thế mà các nhà giáo, những người nghiên cứu về giáo dục luôn nghiên cứu tìm hiểu phương pháp mới để dạy sao cho trò nên người. Người xưa có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Trong việc dạy học cũng thế, không phải lúc nào cũng cứng rắn thì học trò sẽ ngoan. Đứng trước những sai phạm của học sinh, thầy cô giáo nên dùng những lời lẽ hợp tình, hợp lý để giảng giải cho học sinh cái sai, cái đúng thay vì dùng những lời lẽ mang tính sỉ nhục, xúc phạm.

Bộ GD-ĐT đang tích cực triển khai áp dụng phương pháp giáo dục mới cho học sinh. Đó là phương pháp kỷ luật tích cực. Thoạt nghe cứ tưởng đó là một bộ khuôn phép mới, thầy cô cứ lấy những công thức sẵn mà áp dụng vào là được. Nhưng xét đi, xét lại thì đó là một phương pháp dùng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động để "cảm hóa" học sinh.

Kỷ luật nhưng phải tạo cho các em lối thoát, sửa sai nhưng không bao che các em. Mỗi khi học sinh mắc lỗi, giáo viên phải là người bạn, chỉ cho các em nhận ra lỗi lầm của mình để tự điều chỉnh.

Một cô giáo kể: Cô từng bị học trò của mình dọa bỏ thi và "tính sổ" với cô mà không hề biết lý do gì dù đã cố gắng tìm hiểu. Nhưng sau đó, cô đã thuyết phục được em này chỉ với một tin nhắn điện thoại: "Ngày mai con hãy đến trường thi bình thường và kể hết nỗi lòng với mẹ nhé!".

Việc làm của cô giáo trên, tưởng dễ nhưng không mấy ai làm được!

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.