Làm thêm khi du học Hàn Quốc

Làm thêm khi du học Hàn Quốc
Làm thế nào để vừa học, vừa làm thêm khi du học Hàn Quốc? Làm sao được ở lại Hàn Quốc lao động sau khi tốt nghiệp theo đúng quy định của pháp luật? Đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây.

Sinh viên quốc tế du học tại Hàn Quốc muốn làm thêm phải tuân thủ quy định của Bộ Tư pháp. Những sinh viên nước ngoài đang đào tạo chính quy tại Hàn Quốc trong học kỳ được phép làm thêm 20 giờ/tuần và hoàn toàn không giới hạn thời gian làm thêm trong kỳ nghỉ.

Những sinh viên muốn đi làm thêm phải có visa du học loại D-2, được giáo sư hướng dẫn giới thiệu. Phải đang học tại các trường đại học và cao đẳng chuyên nghiệp trở lên, đã học xong một học kỳ (6 tháng).

Ban thẩm tra tư cách cư trú của người nước ngoài thuộc Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh sẽ đảm nhận việc thẩm tra và cấp phép cho các sinh viên được đi làm thêm hay không.

Tại Hàn Quốc, bạn có thể điện thoại theo số: 02 - 2110 - 3454 hoặc xem trang web: http://www.immigration.go.kr

Những ai được xin việc tại Hàn Quốc?

Theo Luật Quản lý Xuất Nhập cảnh, những người nước ngoài được phép xin việc tại Hàn Quốc gồm: người có trình độ chuyên môn được cấp visa E-1 (giảng dạy), E-2 (hướng dẫn giao tiếp/phiên dịch), E-3 (nghiên cứu), E-4 (hướng dẫn kỹ thuật), E-5 (lao động trong ngành nghề chuyên môn), E-6 (biểu diễn nghệ thuật) và E-7 (hoạt động chuyên biệt).

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng có chế độ thẻ vàng (goldcard). Đây là chế độ cho phép sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp các chuyên ngành: năng lượng, môi trường, điện tử kỹ thuật số, cơ khí vận tải, vật liệu mới, thương mại điện tử (e-business), NT, BT, IT được phép đổi visa để tiếp tục ở lại Hàn Quốc xin việc theo quy đinh xin việc mới đối với sinh viên nước ngoài.

Bộ phận đảm nhận giải quyết thủ tục cấp thẻ vàng cho sinh viên nước ngoài là Bộ Tài nguyên Công nghiệp.

Bạn có thể xem thông tin chi tiết về chế độ thẻ vàng trên trang web: http://www.goldcard.or.kr

Theo Trí Kiên
Dân Trí

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.