Làn sóng tháo chạy khỏi y dược TPHCM vì học phí tăng?

Làn sóng tháo chạy khỏi y dược TPHCM vì học phí tăng?
TPO - Ngay sau khi trường ĐH Y dược TP HCM công bố chính sách học phí mới của năm học 2020 – 2021, sẽ có một làn sóng các thí sinh ngậm ngùi xa rời ước mơ cánh cổng trường ĐH này.

Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên môn Sinh học, trường THPT chuyên Sư phạm cho biết, Đại học Y Dược TPHCM (YDS) đưa ra chính sách học phí mới với 2 ngành cao nhất là Răng – Hàm – Mặt (RHM) 70.000.000đ/năm và ngành Y đa khoa 68.000.000đ/năm cho năm học 2020-2021. Tính ra, nếu học 6 năm ra trường thì chỉ tính riêng học phí, sinh viên RHM phải nộp khoảng 525.000.000đ và RHM phải nộp khoảng 540.000.000đ học phí.

Cùng với chi phí sinh hoạt phí khoảng 4.000.000đ x 12 x 6 = 288.000.000 thì một sinh viên nhận được bằng bác sĩ từ YDS sẽ tốn khoảng 800.000.000đ. Một con số gây sốc với rất nhiều thí sinh đang chuẩn bị thi vào trường và thậm chí với chính sách này, nhiều sinh viên đang theo học năm nhất, năm 2 của trường có thể đang đứng ngồi không yên không biết phải lo học phí như thế nào nếu lộ trình tăng học phí với các sinh viên được áp dụng.

Làn sóng tháo chạy khỏi YDS?

Thầy Nguyễn Thành Công cho biết, ngay sau khi công bố chính sách học phí mới của YDS, rất nhiều học sinh 2k2 (thí sinh năm nay dự thi sinh năm 2002) khu vực phía Nam đã hỏi thầy: “em nên làm thế nào bây giờ?”. Vì 800 triệu là một số tiền lớn và nhiều học sinh con em gia đình không có điều kiện có thể gác lại ước mơ bác sĩ của mình.

Một số thí sinh đã tính đến việc “du học” Hà Nội khi chuyển nguyện vọng 1 về Y Hà Nội (HMU). Một số lực học yếu hơn tính đến các trường Y khác trong khu vực như Y Phạm Ngọc Thạch, Y Dược Cần Thơ hay tính xa hơn ra Y Dược Huế hay Tây Nguyên. “Dù gì thì gì, sẽ vẫn có một làn sóng các thí sinh ngậm ngùi xa rời ước mơ cánh cổng YDS”, thầy Công nhận định.

Điểm chuẩn ĐH Y Hà Nội sẽ là bao nhiêu?

Trước câu hỏi của Tiền Phong, với đề tham khảo như năm nay, điểm chuẩn của trường ĐH Y Hà Nội sẽ như thế nào? Thầy Công cho rằng, trường ĐH Y Hà Nội, đơn vị đào tạo bác sĩ hàng đầu ở miền Bắc nên thông tin tuyển sinh năm 2020 của trường cũng nhận được nhiều quan tâm của các thí sinh, gia đình và xã hội.

Điểm mới đặc biệt quan trọng là trường dành tới 25% chỉ tiêu để tuyển thẳng các đối tượng đạt giải Nhất kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia các môn: Toán, Tin, Lí, Hóa, Sinh, Tiếng Anh cùng với các thí sinh chọn đội tuyển Quốc tế và các thí sinh có giải Quốc tế môn Toán, Tin, Lí, Hóa, Sinh và các thí sinh đạt giải Quốc tế kì thi khoa học kỹ thuật, các thí sinh bảo vệ đề tài khoa học kỹ thuật bằng tiếng Anh...

Mặt khác, chính sách cộng điểm dành cho các đối tượng thí sinh đã tham gia kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia cũng là điểm mới chưa từng có: Giải Nhất cộng 5 điểm, giải Nhì 4 điểm, giải Ba 3 điểm, giải khuyến khích 2 điểm và tham gia thi chọn học sinh giỏi Quốc gia không có giải được 1 điểm. Nếu chỉ xét riêng 400 chỉ tiêu Y học thì 100 chỉ tiêu cho tuyển thẳng và các chỉ tiêu còn lại có các thí sinh được cộng điểm ưu tiên khủng như trên thì các thí sinh còn lại không có điểm ưu tiên cũng đang đứng ngồi không yên!

Do đó, có thể thấy có nhiều yếu tố khiến thí sinh dự định đăng ký vào trường ĐH Y Hà Nội lo lắng: sẽ có làn sóng thí sinh từ phía Nam và miền Trung chuyển ra; chỉ tiêu dành cho điểm thi tốt nghiệp không còn nhiều cùng với một yếu tố vô cùng quan trọng nhưng đang còn nằm trong vòng bí ẩn là mức độ khó của đề.

Nếu mức độ khó của đề tương đương đề tham khảo mà Bộ đã công bố, điểm sàn trúng tuyển của Y đa khoa Y Hà Nội năm nay sẽ là một con số rất khủng. Các thí sinh khu vực 3 không có điểm ưu tiên phải thực sự nỗ lực để không bị sai bất kì câu hỏi nào, cơ hội vào Đại học Y của em mới được đảm bảo.

Từ thực tế của YDS, thầy Nguyễn Thành Công cho rằng, khi các trường đại học tự chủ, họ sẽ chuyển mình thành một “doanh nghiệp giáo dục”.

Mức độ bao cấp và hỗ trợ của Nhà nước sẽ giảm dần và các trường phải tự bơi để sống sót. Họ phải đồng thời giải quyết nhiều bài toán hóc búa bao gồm: Tuyển sinh, nguồn thu, chất lượng đào tạo... Nếu học phí cao quá thì không có sinh viên, nếu học phí thấp quá thì phá sản... do vậy, họ phải điều tiết theo thị trường và quy luật cung - cầu.

Việc tăng học phí sẽ giúp trường có nguồn tài chính phục vụ tái đầu tư cơ sở vật chất, nhân sự cao cấp, chương trình giảng dạy và từ đó tăng chất lượng đào tạo và tạo ra một vòng lặp mới. Với các học sinh gia đình có hoàn cảnh kinh tế không khá giả, nếu vẫn muốn theo ngành Y có thể tìm đến nhiều đơn vị đào tạo khác có mức độ học phí thấp hơn để học. Nếu vẫn mong muốn vào YDS sẽ có rất nhiều cách để vượt qua con số học phí kể trên: tìm nguồn học bổng, vừa học vừa làm, vay vốn ngân hàng chính sách...  

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.