Lý do nhiều thí sinh không thi đại học năm nay

Sinh viên học thực hành với hệ thống máy móc được đầu tư tiền hàng chục tỷ đồng tại Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Hà Nội
Sinh viên học thực hành với hệ thống máy móc được đầu tư tiền hàng chục tỷ đồng tại Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Hà Nội
Thời điểm này nhiều bạn đã chọn được ngành nghề để theo học, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều bạn còn băn khoăn trước vấn đề chọn trường, chọn nghề để học. Giữa lựa chọc một trường đại học nhưng không đúng ngành nghề mình yêu thích và học Cao đẳng nghề ở một ngành nghề là thế mạnh của bạn, liệu các bạn sẽ cân nhắc như thế nào?

Cân nhắc khi chọn nghề

Theo một chuyên gia về giáo dục, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, trước khi lựa chọn học sinh nên căn cứ vào hai yếu tố cơ bản gồm sở thích và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Thậm chí, phải tính đến, nghề nghiệp mình lựa chọn có đáp ứng đủ cuộc sống cơ bản của bản thân và gia đình hay không lúc đó mới nên lựa chọn. 

Cũng theo chuyên gia này, trong quá trình tư vấn, hướng nghiệp có nhiều học sinh chia sẻ rất hài hước rằng, em chọn nghề vì tình cờ, chọn nghề vì bố mẹ thích hoặc thậm chí chọn theo bạn bè. “Nếu lựa chọn như vậy, trong tương lai em đó sẽ phải bỏ nghề hoặc khó có thể thành công vì không có đam mê”, chuyên gia giáo dục nói.

Nguyễn Quang Huy- Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế - Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội cho rằng, trên thực tế hiện nay nhiều cử nhân ra trường không dễ gì tìm việc làm. Theo anh Huy thì việc sinh viên ra trường thất nghiệp là do không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Có nhiều lý do khách quan và chủ quan. Về năng lực cá nhân thì một bạn sinh viên năng lực kém rõ ràng là khó xin việc trong môi trường cạnh tranh lớn như hiện nay.

Tuy nhiên, từ góc độ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cho biết: “Kỹ năng của sinh viên mới ra trường là chưa hình thành nếu không muốn nói là không có”. Quả thật, sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc. Một số bạn trẻ cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển người có năng lực chuyên môn, vi tính thành thạo, ngoại ngữ bằng A, B, C… nhưng các bạn không hề biết rằng, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty nước ngoài luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ…

Ông Huy khẳng định, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp là do người trẻ thiếu định hướng nghề nghiệp trước khi học. Việc hướng nghiệp sơ sài hoặc không phù hợp sẽ dẫn đến chọn sai ngành học.
Ở Việt Nam, việc chọn ngành nghề thường phụ thuộc nhiều vào quyết định của các vị phụ huynh mà các bậc cha mẹ lại thiên về các ngành nghề “an toàn” như: kỹ sư, bác sỹ… Mặt khác, khi chọn nghề nghiệp, các bạn thường có xu hướng theo thời cuộc mà ít để ý đến việc năng lực, phẩm chất cá nhân của mình thực sự phù hợp với nghề nào hoặc đam mê thực sự của mình là gì.
Thứ hai, là do khâu đào tạo của các trường còn xem nhẹ phần thực hành, quá chú trọng vào lý thuyết. Việc đào tạo vẫn theo lối tư duy cũ khiến sinh viên không bắt kịp với những thay đổi từ thị trường lao động. Ngoài ra, khi học sinh viên không chú trọng học tiếng Anh. 

Ông Huy cho rằng, tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất cả mọi ngành nghề trong thời kỳ hiện đại. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các trường đại học đều được học tiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động, không được áp dụng thực tế thì khi ra trường, kỹ năng ngoại ngữ chỉ là con số 0. Một nguyên nhân nữa mà ông Huy dẫn ra chính là sinh viên không chú trọng kỹ năng mềm. Khi học sinh viên không chú ý nhưng các nhà tuyển dụng lại cực kỳ quan tâm điều này. Nó bao gồm: kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm …

Theo ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Hà Nội, để giải quyết vấn đề này cần phải có sự chủ động từ hai phía: “phía sinh viên và phía nhà trường”. Khi sinh viên đã lựa chọn ngành học, trường học sinh viên, những người chịu trách nhiệm với chính mình, cần quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và phù hợp. Các bạn cũng cần chủ động trong học tập, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động.

Về phía nhà trường cũng cần nâng cao chất lượng đào tạo. Chú trọng hơn vào kỹ năng thực hành. Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và đào tạo thêm những kỹ năng cần thiết khác ngoài kiến thức chuyên môn.

Ông Ngọc cho rằng, hiện nay có nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp nhưng chính doanh nghiệp vẫn đang khát lao động có tay nghề. Nguyên nhân là do cung không gặp cầu, các trường ĐH đào tạo nhiều ngành nghề mà trên thực tế xã hội không có nhu cầu tuyển dụng.

Trong khi đó, trong các cty, nhà máy, doanh nghiệp…vẫn rất cần nhưng người thợ có tay nghề, thậm chí thợ lành nghề được “săn” với cơ chế đãi ngộ hấp dẫn. Vì thế, nhiều năm nay Hà Nội đầu tư hàng trăm tỷ đồng để phát triển 45 trường nghề theo hướng trường chất lượng cao. 

Ở đó, các ngành đào tạo được tính toán kỹ cả về chỉ tiêu, chương trình đào tạo lẫn đầu ra. Không nói ở đâu ra, ngay ở Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện mỗi năm đào tạo khoảng 1.200 sinh viên ở cả 3 cơ sở nhưng năm nào cũng không đủ nhân lực cho các doanh nghiệp. Có doanh nghiệp còn đến trường từ đầu năm học để lý kết hợp đồng cung ứng nhân lực, hỗ trợ trường đào tạo, tài trợ học bổng cho sinh viên như một phương thức đặt hàng. “Tất nhiên, tôi cho rằng, chỉ có những trường đào tạo nhân lực có chất lượng mới khiến doanh nghiệp tin tưởng để có những động thái như vậy”, ông Ngọc nói.
Nhiều thí sinh tự “ngộ” ra

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, có nhiều địa phương tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi chỉ nhằm mục đích xét tốt nghiệp tăng cao. Đặc biệt, tại Hòa Bình có gần 70% thí sinh không dự thi ĐH. Ở nhiều tỉnh khác, con số này cũng chiếm từ 30-40%. Theo ông Cao Văn Sâm, Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục dạy nghề thì năm nay, nhiều thí sinh đã tự “ngộ” ra ĐH không còn là con đường duy nhất để vào đời. Ông Sâm cho rằng, chính bản thân phụ huynh, học sinh đã có sự thay đổi nhận thức khi chứng kiến cảnh nhiều cử nhân, thạc sĩ học tràn lan, ra trường thất nghiệp và dần dần học sinh tự định hướng được cuối cùng mục đích quan trọng vẫn là lựa chọn một nghề nghiệp và có thu nhập tốt.

Hiệu trưởng một trường THPT ở tỉnh Hoà Bình cũng chia sẻ, lý do năm nay trường có nhiều học sinh chọn chỉ thi xét tốt nghiệp là vì đa số học sinh muốn đi học nghề. Nhiều học sinh đã nhận ra, nếu cố theo đuổi thi đỗ vào một trường ĐH, sau 4 năm học ra trường không có việc làm vừa mất tiền bạc vừa mất thời gian. Trong khi đó, học sinh chọn học nghề có thể đi đào tạo trong thời gian ngắn, có việc làm ngay, sớm có thu nhập nuôi sống bản thân.

Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Hà Nội cho rằng, hiện nay với nhiều phụ huynh, tấm bằng đại học vẫn là tấm giấy thông hành duy nhất để xin được việc. Cũng phải nói đến thực tế là trước đây, sẽ rất khó xin việc nếu không có bằng đại học. Do vậy, tâm lý “phải học đại học” là dễ hiểu. Tuy nhiên, giờ mọi thứ đã thay đổi nhiều. Việc học đại học hay không không quan trọng bằng việc chọn đúng nghề theo học và đạt tới trình độ kỹ năng tốt. Bản thân các doanh nghiệp tuyển dụng bây giờ cũng coi trọng năng lực thực hiện hơn là bằng cấp của ứng viên. Có lẽ, theo thời gian và theo thời cuộc, tâm lý của các vị phụ huynh sẽ dần thay đổi.

Ông Ngọc cũng cho rằng, hiện nay nhiều doanh nghiệp rất cần nhân lực trong các lĩnh vực: Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Hàn, Công nghệ Ô tô, Cắt gọt kim loại. Hầu hết sinh viên của của trường trong những lĩnh vực này đều được các doanh nghiệp tiếp nhận ngay sau khi ra trường. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp rất cần nhân sự có tay nghề cao trong những lĩnh vực này. Tôi tin rằng nhu cầu này vẫn còn phát triển trong nhiều năm tới. Có nhiều doanh nghiệp đã đồng hành với chúng tôi nhiều năm như: Tập đoàn Ô tô Trường Hải, Công ty Denso Việt Nam, công ty ThyssenKrupp, Lee Group và các doanh nghiệp lớn khác. 

Hàng năm, chúng tôi thường tổ chức Hội nghị đào tạo – quan hệ doanh nghiệp để gặp gỡ và trao đổi với các đối tác liên kết đào tạo, liên kết doanh nghiệp và hoạch định các kế hoạch hợp tác trong năm học. Việc này thực sự đã mang lại lợi ích rất lớn cho các em sinh viên.

Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội là 1 trong 45 trường đào tạo nghề chất lượng cao theo Quyết định 761 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đào tạo theo các quy trình và tiêu chuẩn đã được kiểm định chặt chẽ. Đến năm 2016, nhà trường đào tạo 22 ngành nghề trong đó có 5 nghề trọng điểm đào tạo ở cấp độ ASEAN và Quốc gia là: Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Công nghệ Ô tô, Hàn, Cắt gọt kim loại. Đây cũng chính là những ngành nghề thế mạnh của nhà trường. Ngoài ra trường cũng là đơn vị đào tạo sinh viên Việt Nam tham gia Kỳ thi tay nghề ASEAN và Kỳ thi tay nghề thế giới nghề Lắp đặt điện.

Năm nay, trường tuyển sinh khoảng 3.000 chỉ tiêu ở cả 3 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Vĩnh Phúc với 21 ngành nghề. Thí sinh có thể tìm hiểu thông tin tại website: http://codienhanoi.edu.vn. Khi học ở trường, sinh viên được hưởng các chế độ chính sách của học sinh, sinh viên hệ dài hạn, chính quy, được xét cấp học bổng, có ký túc xá. Trường tuyển sinh theo 4 đợt, tương ứng mốc thời gian tháng 5/ 2016; tháng 8/2016; tháng 9/2016 và tháng 11/2016. Trường tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ. Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT. ĐT: 043 7921547 để được tư vấn.


MỚI - NÓNG