Miễn thi Ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT quốc gia

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TP - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản thông báo về việc miễn môn thi Ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT quốc gia. 

Theo ngành GD&ĐT, trong những năm trước mắt, đề thi môn Ngoại ngữ bảo đảm phù hợp với chương trình bộ môn hiện hành (học trong 7 năm học) nên yêu cầu năng lực tương ứng bậc 2, khung 6 bậc Việt Nam, tương đương A2, khung tham chiếu châu Âu; trong những năm sau, học sinh học chương trình 10 năm, đề thi sẽ yêu cầu năng lực bậc 3, khung 6 bậc Việt Nam, tương đương B1, khung tham chiếu châu Âu.


Trong kỳ thi năm 2015 ngành GD&ĐT sẽ thực hiện miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT cho các thí sinh có nguyện vọng và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Tham dự kỳ thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo quyết định của Bộ GD&ĐT; có một trong các chứng chỉ còn giá trị sử dụng tính đến ngày tổ chức kỳ thi (ngày 9/6/2015): Tiếng Anh: TOEFL ITP 400 điểm, TOEFL iBT 32 điểm, TOEIC 400 điểm (do Educational Testing Service (ETS) cấp chứng chỉ); IELTS 3.5 điểm (do Educational Testing Service (ETS), British Council và IDP Education cấp chứng chỉ).

Tiếng Nga: TORFL Basic, Базовый уровень (ТБУ) (do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga cấp). Tiếng Pháp: TCF A2, DELF A2, CEFP 1 (do Trung tâm Văn hóa Pháp cấp).

Tiếng Trung Quốc: HSK cấp độ 2 (Tổ chức Hán Ban, Trung Quốc cấp). Tiếng Đức: Start Deutsch 2, DSD A2 (do Viện Goethe Việt Nam cấp). Tiếng Nhật: JLPT cấp độ N4 (Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản cấp).

Việc miễn thi môn ngoại ngữ để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ do các trường ĐH, CĐ quyết định và công bố. Thí sinh cần theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường để biết và thực hiện. Quy chế kỳ thi THPT quốc gia sẽ quy định cụ thể việc miễn thi môn ngoại ngữ.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.