Một nửa thế giới sẽ nói tiếng Anh

Một nửa thế giới sẽ nói tiếng Anh
Giới trẻ ngày nay được dạy cần 2 thứ để thành công: Tiếng Anh và máy vi tính. Nhiều người ví cơn sốt học tiếng Anh như một cuộc cách mạng toàn cầu.

Mặc dù các giáo sư ĐH Cambrige (Anh) luôn than phiền về thực trạng dạy và học tràn lan khiến tiếng Anh bị “địa phương hoá”.

Chỉ riêng Ấn Độ, mỗi năm ngành công nghiệp học tiếng Anh mang tới doanh thu hơn 100 triệu USD. Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Anh, thập kỷ tới hơn 3 tỷ người (một nửa thế giới) sẽ nói tiếng Anh.

Từ Caracas (Venezuela) tới Karachi (Pakistan) hay những vùng đất xa xôi của châu Phi...tiếng Anh đang trở thành môn học được quan tâm đặc biệt. Tại nước đông dân nhất thế giới Trung Quốc, sau sự kiện gia nhập WTO và hướng tới Olympic 2008 đang bùng lên cơn sốt học tiếng Anh. Các chính phủ từ Tunisia tới Thổ Nhỹ Kỳ đều xem tiếng Anh, cùng với máy vi tính, như một phương tiện không thể thiếu với mỗi công dân trẻ của họ trong xu thế hội nhập quốc tế. Hiện số người sử dụng tiếng Anh không phải như ngôn ngữ bản địa trên toàn thế giới đã gấp 3 lần số người nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa. Chỉ riêng châu á, số người sử dụng tiếng Anh đã hơn 350 triệu – gần bằng dân số của cả Mỹ, Anh và Canada.

Từ năm 2004, học sinh tại các thành phố lớn Trung Quốc bắt đầu được học tiếng Anh từ lớp 3 và hiện số trẻ em đang theo học ngôn ngữ này đạt con số hơn 100 triệu. Có hơn 400 cơ sở dạy tiếng Anh có trụ sở tại Anh quốc đầu tư vào thị trường Trung Quốc, đạt tổng doanh thu hơn 1,3 tỷ bảng/năm từ ngành công nghiệp này. Tại Đức, trẻ em học tiếng Anh từ lớp 2 hoặc 3. Năm 2004, Malaysia bắt đầu việc dạy môn toán và khoa học ở các trường phổ thông bằng tiếng Anh. Tại Afghanistan, trẻ em cũng đang đua nhau học tiếng Anh...

Từ duy nhất lý giải cơn sốt học tiếng Anh là: Việc làm. Trước đây chỉ các nhà ngoại giao hoặc lãnh đạo tập đoàn mới cần tiếng Anh để làm việc, nay mọi người đều cần tiếng Anh trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, kỹ thuật, khoa học và văn hoá. Các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Pháp, Đức...đều làm việc bằng tiếng Anh. Theo Hội đồng Anh, 80% thông tin được lưu trữ trên các phương tiện điện tử (máy vi tính, đĩa nghe nhạc, điện thoại di động...) sử dụng tiếng Anh, 66% các nhà khoa học trên thế giới đọc tài liệu bằng tiếng Anh... 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.