Ý kiến các chuyên gia giáo dục về phân ban THPT:

Nên phân ban, nhưng dạy học tự chọn thì từ từ

Nên phân ban, nhưng dạy học tự chọn thì từ từ
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Vọng cho biết, có khả năng cuối tháng 3/2005 lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ có được quyết định điều chỉnh phân ban THPT theo hướng nào.
Nên phân ban, nhưng dạy học tự chọn thì từ từ ảnh 1
Các em sẽ học theo phân ban?  ảnh: Hồng Vĩnh

Chiều 9/3, tại cơ quan Bộ GD&ĐT (Hà Nội), toàn thể lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã mời một số chuyên gia giáo dục để lắng nghe ý kiến của họ về phân ban trung học phổ thông (THPT). Cùng tham dự còn có lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện liên quan.

Mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đặt vấn đề mong được nghe các giáo sư góp ý, cần phải điều chỉnh phân ban THPT như thế nào? Bắt đầu từ năm học 2003 – 2004, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo triển khai thí điểm chương trình THPT phân ban tại một số tỉnh, thành.

Tuy nhiên, trong quá trình đó đã xuất hiện những ý kiến không thống nhất về phân ban. Nghị quyết 37 về GD của Quốc hội cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT “nghiên cứu điều chỉnh phương án phân ban THPT góp phần tích cực hướng nghiệp cho HS và phù hợp với thực tiễn Việt Nam”.

Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong sau cuộc họp trên, GS Văn Như Cương – một trong những chuyên gia được mời góp ý tại cuộc họp – cho biết, ý kiến các chuyên gia nhìn chung khá thống nhất.

Phần lớn các ý kiến phát biểu tập trung vào 3 nội dung chính. Một là nên tiến hành phân ban. Tuy nhiên, trong việc phân ban thì cần thận trọng, cân nhắc khi thực hiện dạy học tự chọn. Hai là nên phân ban ở mức độ chuyên sâu tương ứng nào với các lớp 10, 11, 12 chứ không phân ban chuyên sâu ngay ở lớp 10. Nội dung thứ ba còn nhiều tranh luận, đó là số lượng ban nên ít hay nhiều?

Về lý do tại sao ý kiến các chuyên gia thống nhất cao về nội dung cần cân nhắc việc dạy học tự chọn, GS TS Phạm Vũ Luận – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – cho biết, đó là bởi các điều kiện để thực hiện hình thức dạy học này đang gặp nhiều cản trở. Xu hướng chung của GD thế giới cho thấy, dạy học tự chọn là phương thức GD rất tốt.

Nhưng muốn thực hiện dạy học tự chọn thì các điều kiện cho GD như giáo viên, phòng học, thiết bị... phải đầy đủ. Không thể lấy kết quả thí điểm để tin rằng kết quả triển khai đại trà sẽ tương tự. Điều kiện GD của các trường thực hiện dạy thí điểm THPT phân ban hiện nay nhìn chung là khá tốt. Trong khi đó, hiện nay trên toàn quốc còn rất nhiều trường điều kiện GD hết sức khó khăn. 

Trước cuộc họp lắng nghe ý kiến của các chuyên gia GD, gần đây Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức một cuộc họp lắng nghe ý kiến của lãnh đạo một số trường THPT đang thí điểm phân ban. Sắp tới sẽ là một cuộc họp lắng nghe ý kiến chính các GV trực tiếp đứng lớp. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Vọng cho biết, có khả năng cuối tháng 3/2005 lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ có được quyết định điều chỉnh phân ban THPT theo hướng nào. 

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.