Nên phát động phong trào bài trừ gian lận thi cử

Nên phát động phong trào bài trừ gian lận thi cử
TP - Nhiều ngày nay dư luận xôn xao về việc một thầy giáo làm nhiệm vụ ở Hội đồng coi thi tốt nghiệp tú tài tại trường THPT Phú Xuyên A (Hà Tây) tố cáo tiêu cực.
Nên phát động phong trào bài trừ gian lận thi cử ảnh 1
Người nhà thí sinh tìm cách đưa bài giải vào điểm thi trường THPT Thanh Oai B - Hà Tây  Ảnh: H.V

Thực ra, những chuyện tương tự như thế không có gì lạ đối với giáo viên trung học phổ thông trên phạm vi cả nước trong mấy năm nay.

Nếu trong khi kỳ thi tốt nghiệp tú tài năm học 2006- 2007, Bộ GD&ĐT phát động phong trào bài trừ gian lận thi cử, trong đó có quy định: Ai có bằng chứng xác đáng, chứng minh có tiêu cực sẽ được biểu dương, khen thưởng, thì tôi tin rằng, một lần nữa dư luận sẽ lại sửng sốt về sự gian lận, quay cóp, lộn xộn trong phòng thi.

Chúng ta đều biết, 3 đối tượng chính trong kỳ thi tốt nghiệp tú tài, đó là: Chủ tịch hội đồng, giám thị và thí sinh. Cách hành xử của 3 đối tượng này tạo nên chất lượng kỳ thi. Vậy, họ đã làm những gì trong các kỳ thi luôn được đánh giá là “an toàn, nghiêm túc”.

Trước hết, chủ tịch hội đồng coi thi là người chịu trách nhiệm toàn bộ về việc tổ chức thi tại hội đồng. Do vậy, đã từ nhiều năm, gần như chủ tịch hội đồng coi thi là người quyết định tỷ lệ tốt nghiệp của thí sinh trong hội đồng đó. Nghe tưởng vô lý, nhưng thực chất là vậy.

Hiện nay, trình độ thực tế của học sinh lớp 12 ở nhiều nơi còn thấp. Vì thế, nếu tổ chức kỳ thi thật sự nghiêm, không có trợ giúp của tài liệu, của thí sinh cùng phòng hoặc từ bên ngoài thì tỷ lệ trượt tú tài sẽ rất cao.

Thế nhưng, nhiều chủ tịch hội đồng coi thi không dám đối mặt với thực tế ấy. Lý do, vì nể nang đồng nghiệp trường sở tại, các hiệu trưởng trong cùng một sở đều quen biết nhau, là bạn bè của nhau.

Vả lại, năm nay anh coi trường tôi, sang năm hoặc vài năm nữa tôi coi trường anh. Từ đó nảy sinh tâm lý, tôi dễ dãi với anh thì anh dễ dãi với tôi.

Có một thực tế nực cười hiện nay là: Mặc dù không có quy định thành văn, nhưng bệnh thành tích đã khiến chủ tịch hội đồng coi thi gần như phải liên đới trách nhiệm về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của thí sinh trong hội đồng ấy.

Do vậy, ở hội đồng thi nào tỷ lệ thí sinh đỗ thấp thì chủ tịch hội đồng coi thi phải chịu sức ép nặng nề của dư luận đến từ nhiều phía, nhất là từ lãnh đạo sở và đồng nghiệp.

Vì thế, để giữ mình, chủ tịch hội đồng coi thi có nhiều cách “nâng” tỷ lệ tốt nghiệp như: ít đi kiểm tra, giám sát, đôn đốc các thành viên hội đồng làm tròn chức trách, nhiệm vụ khi thí sinh làm bài thi.

Đối tượng thứ hai là giám thị. Phải khẳng định, kỷ luật phòng thi thực thi hay không chính là do giám thị quyết định. Không có hành vi quay cóp nào của thí sinh trong phòng thi mà qua mắt được giám thị.

Thế nhưng, thực tế trong nhiều phòng thi thí sinh mắc sai phạm rất nhiều nhưng thường ít bị xử lý. Vì sao vậy? Đơn giản vì giám thị không muốn phiền phức.

Nếu lập biên bản vi phạm quy chế thi thì phải lập biên bản cả phòng.  Coi thi nghiêm túc, lúc ra về rất có thể sẽ bị hành hung. Đây là điều đã xảy ra ở nhiều nơi trong nhiều năm khiến không ít giám thị lo lắng. 

Đối với thí sinh, khó khăn nhất là phải vượt qua là kỳ thi đại học và cao đẳng nên họ dồn công sức cho các môn học của kỳ thi này, các môn thi tốt nghiệp học cầm chừng, thậm chí cho qua.

Vì thế, vào phòng thi tốt nghiệp tú tài nhiều thí sinh phải tiêu cực thì mới làm được bài. Thái độ sai trái ấy lại được “tiếp sức” bởi sự lỏng lẻo của cán bộ hội đồng coi thi nên đã trở thành phổ biến.

Để trả lại sự công bằng, nên chăng từ năm nay phải phát động phong trào bài trừ gian lận thi cử.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.