Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Đỗ Ngọc Thống:

Nếu kiến nghị hợp lý sẽ tách riêng môn Lịch sử

Theo Bộ GD&ĐT, việc ghép môn Lịch sử ghép vào môn Giáo dục công dân với Tổ quốc có hợp lý hay không cần phải được trao đổi tiếp.
Theo Bộ GD&ĐT, việc ghép môn Lịch sử ghép vào môn Giáo dục công dân với Tổ quốc có hợp lý hay không cần phải được trao đổi tiếp.
TP - Vừa qua có nhiều ý kiến khác nhau về tích hợp môn Lịch sử trong môn Giáo dục công dân với Tổ quốc khi Bộ GD&ĐT tổ chức lấy ý kiến. Ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Phó trưởng Ban chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK), Bộ GD&ĐT, nói rằng, nếu kiến nghị hợp lý, sẽ tách riêng môn Lịch sử...

Ông Thống nói: Quan điểm của Bộ là tiếp thu những gì hợp lý. Tôi nghĩ là các thầy chưa được trao đổi kỹ. Giáo dục lịch sử và khoa học lịch sử có khác nhau. Theo cá nhân tôi, giáo dục lịch sử luôn quan trọng, luôn là cốt lõi, không ai coi thường môn lịch sử, đặc biệt giáo dục lịch sử. Quan điểm của Bộ là không có môn nào không quan trọng. Tin học cũng quan trọng, sinh học cũng quan trọng. Do đó, không nên đặt vấn đề quan trọng hay không quan trọng. Các môn học đã đưa vào nhà trường là quan trọng, còn mức độ như thế nào phụ thuộc vào tính chất mỗi môn học. Lâu nay các hội thảo liên quan đến lịch sử đều chỉ chứng minh lịch sử là quan trọng. Trong khi đó, không có văn bản nào khẳng định lịch sử không quan trọng.  Điều còn mắc hiện nay là môn sử đứng độc lập hay tích hợp.

Theo ông, nếu để môn lịch sử độc lập có hợp lý không trong bối cảnh xã hội lo lắng về tình trạng một bộ phận giới trẻ có dấu hiệu xa rời lịch sử?

Tôi cho rằng quan tâm  của xã hội, của các nhà lịch sử là rất đúng khi một bộ phận giới trẻ quay lưng với lịch sử. Điều này rất nguy hiểm. Còn họ quay lưng lại như thế nào thì tôi không dám đánh giá. Ở đây chỉ nói về cách giải quyết môn học đó như thế nào. Trong thiết kế chương trình (CT) tổng thể, môn Lịch sử đã là môn bắt buộc (nằm trong môn Giáo dục công dân với Tổ quốc - PV), đã coi trọng, còn lại là đặt ở chỗ nào mà thôi. Với CT mới, mỗi tuần vẫn có 1 tiết lịch sử bắt buộc, một năm là 35 tiết, 3 năm 105 tiết. Môn Văn, môn Toán cũng chỉ 2 tiết/tuần. Thậm chí với CT mới, học sinh còn phải học Lịch sử nhiều hơn. Vì ngoài bắt buộc ở môn Giáo dục công dân với Tổ quốc, thì những học sinh chọn khoa học tự nhiên vẫn phải bắt buộc học KHXH trong đó có môn lịch sử, học sinh học các môn xã hội thì Lịch sử nằm ở  các môn tự chọn 2. Còn các chuyên gia băn khoăn môn Lịch sử ghép vào môn Giáo dục công dân với Tổ quốc có hợp lý không thì tôi nghĩ vấn đề này phải trao đổi tiếp.

Nếu kiến nghị hợp lý sẽ tách riêng môn Lịch sử ảnh 1 Ông Đỗ Ngọc Thống.

Nếu Bộ thấy hợp lý, môn Lịch sử sẽ được đặt riêng như ông nói ở trên thì  cấu trúc tổng thể các môn học ở THPT có bị phá vỡ không, thưa ông?

Vấn đề  nếu lịch sử đứng riêng, ngoài nội dung của môn lịch sử thì nó còn phải “làm hộ” những nội dung tích hợp của môn Quốc phòng an ninh và Giáo dục công dân để tránh sự trùng lặp.  Thứ hai, định hướng chung của chúng ta và thế giới là giảm môn học bắt buộc, tăng tự chọn. Ở các nước, lên THPT có thể tự chọn không có môn bắt buộc, còn một số nước thì có một số môn tự chọn. Nên nếu  tách 3 môn ra  cộng với 3 môn bắt buộc (Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ) thì thành 6, cộng với tự chọn là 9 môn thì vẫn quá nhiều.

Nhưng có thể vẫn tích hợp 2 môn là Giáo dục quốc phòng, công dân và lịch sử tách riêng thì vẫn chỉ có 5 môn bắt buộc?

Bộ cũng đang lấy ý kiến dư luận về vấn đề này. Quan điểm chính thức của Bộ là còn phải lắng nghe nhiều. Nếu hợp lý sẽ tách.

Dự kiến lúc nào Bộ GD&ĐT ban hành chính thức chương trình tổng thể, thưa ông?

Theo lộ trình, Bộ đang lấy ý kiến. Chắc phải sang năm 2016 mới ban hành.

Còn chương trình môn cụ thể thì sao?

Về logic phải có CT tổng thể thì mới có CT cụ thể.  Tuy nhiên, về kỹ thuật và bước đi, CT tổng thể nếu có sửa thì sửa chi tiết còn định hướng lớn có rồi. Hiện CT cụ thể cũng đang “chạy”. Nếu CT tổng thể có thay đổi thì cũng chỉ phải chỉnh sửa  theo thôi.

Cảm ơn ông.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.