Ngày đầu đăng ký thi đại học: Thí sinh cẩn trọng với ngành “hot”

Thí sinh Huyền My, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội.
Thí sinh Huyền My, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội.
Bước vào ngày đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2014, nhiều thí sinh cho biết, sẽ thận trọng trước những ngành “hot” khó xin việc khi ra trường.

Có thể nói, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 mới thực sự bắt đầu “nóng” kể từ khi Bộ GD&ĐT công bố những điều chỉnh, bổ sung quy chế của kỳ thi năm nay. 

Tuy nhiên, với nhiều thí sinh, những ngày này mới thực sự là giai đoạn quan trọng để lựa chọn ngành đào tạo phù hợp, nói đúng hơn thí sinh đang “cân não” để lựa ngành nghề cho tương lai.

Thời gian gần đây, GiadinhNet đăng tải nhiều bài viết về xu hướng lựa chọn ngành thi của nhiều thí sinh trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, trong đó nêu rõ rất động thí sinh chọn các ngành “hot” của khối kinh tế như: Tài chính, ngân hàng… trong khi khối ngành này đang dư thừa nhân lực, người học dễ thất nghiệp khi ra trường.

Sau khi các bài viết được đăng tải, nhiều thí sinh đã tỏ ra cẩn trọng hơn khi trọn ngành. Theo ghi nhận, trong ngày đầu của hạn nhận hồ sơ (ngày 17/3), nhiều thí sinh thận trọng với các ngành khối kinh tế. 

Thí sinh Dương Thị Thủy (THPT Uông Bí, Quảng Ninh) chia sẻ: “Ban đầu em định lựa chọn thi ngành kế toán. Tuy nhiên, khi tham khảo trên báo, hỏi thêm các thầy cô thì em thấy ngành này hiện đang dư thừa nhân lực, khó xin việc khi ra trường. Em chuyển hướng thi vào các ngành mà ra trường dễ xin việc của trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội, ĐH Nông nghiệp Hà Nội…”.

Ngày đầu đăng ký thi đại học: Thí sinh cẩn trọng với ngành “hot” ảnh 1

Thí sinh Dương Thị Thủy (Uông Bí, Quảng Ninh) từ bỏ ý định thi khối ngành kinh tế vì nỗi lo thất nghiệp khi ra trường.

Còn thí sinh Nguyễn Việt Hoàng (THPT Quang Trung, Hà Nội) cho biết: “Em cũng rất thích các ngành kinh tế như: kinh doanh, ngoại thương, ngân hàng... nhưng em thấy thời gian qua do kinh tế khó khăn nên ngành này rất khó xin việc. Em đang xem xét để dự thi vào các trường quân đội, ra trường đỡ phải lo về khoản xin việc”.

Tuy nhiên, với nhiều thí sinh, các ngành “hot” của khối kinh tế vẫn có sức hấp dẫn nhất định. Thí sinh Huyền My (Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội) chia sẻ: “Với nhiều bạn, khối kinh tế vẫn là sự lựa chọn hàng đầu vì ra trường lương cao, môi trường năng động. Chưa biết ra trường có việc làm hay không, nhưng thi vào những ngành kinh tế của các trường đại học cũng rất khó”.

Dù biết trước những khó khăn, nhưng thí sinh Nguyễn Thị Hương (THPT Nguyễn Trãi, Thái Bình) vẫn rất quyết tâm: “Khối ngành kinh tế hiện đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn, dư thừa nhân lực… nhưng em nghĩ rằng những năm tới, kinh tế sẽ ổn định, nhu cầu của ngành nghề này sẽ tiếp tục cao. Em cũng đã xác định, khi ra trường sẽ làm trong các công ty nhỏ để tích lũy kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội ở các công ty lớn hơn”.

Nói về tương lai đối với các ngành “hot” khối kinh tế, TS. Trần Mạnh Dũng - Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết: “Khối ngành kinh tế, cụ thể là tài chính - ngân hàng đang gặp khó khăn vì kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái. Do đó thị trường lao động, đầu ra của thí sinh gặp khó khăn so với trước. Tuy nhiên, nếu sinh viên vào học sau 4 năm sau thị trường sẽ khác, thí sinh yêu thích vẫn có thể tự tin dự thi".

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, trong giai đoạn đăng ký dự thi, thí sinh không nên lựa chọn ngành nghề theo cảm tính, mải mê chạy theo ngành “hot” đề rồi khi ra trường khó tìm kiếm cơ hội việc làm....

Tiếp tục đồng hành với các thí sinh, GiadinhNet trong thời gian tới sẽ có thêm các bài viết về cách lựa chọn nghề nghiệp, cũng như dự báo các ngành nghề hấp dẫn trong tương lai để giúp thí sinh tham khảo, có thêm sự lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai.

Theo Quang Anh

Theo Gia đình & xã hội
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.