Bài thi môn Văn tuyển sinh Trường Đại học Cần Thơ:

Ngớ ngẩn đến ... thậm tệ

Ngớ ngẩn đến ... thậm tệ
TP - Trực tiếp tham gia chấm thi môn Văn tại Trường ĐH Cần Thơ, chúng tôi đã đọc nhiều bài văn cười ra nước mắt.

TS có sự nhầm lẫn tác giả một cách ngây ngô, ví như: “Xuân Quỳnh là nhà văn lỗi lạc của nền văn học nước nhà. Ông là người rất có duyên với thơ tình yêu”, “Xuân Quỳnh tên thật là Xuân Diệu”; hoặc “Nguyễn Trung Thành nổi tiếng trước cách mạng tháng Tám với tập thơ “Đất nước đứng lên” lấy tên là Diên Ngọc”.

Kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay tại Trường Đại học Cần Thơ có trên 15.600 thí sinh (TS) dự thi vào khối C và D. Dự kiến, đến giữa tuần đầu tháng 8 mới có thể chấm xong.

Có TS khẳng định:“Nguyễn Trung Thành để lại nhiều tác phẩm đặc sắc như “Dấu chân người lính”, “Truyện Tây Bắc…”; “Nguyễn Minh Châu là nhà văn mặc áo giáp”; “Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu viết năm 1964-1965 khi nhà thơ đi công tác thì nghe tin miền Bắc bị giặc chiếm đóng, đau xót nên ông viết bài thơ đó”.

Ở đề thi khối C, câu 1 hỏi về hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc, nhiều TS viết: “Hình ảnh con tàu trong thơ của Chế Lan Viên là con tàu đi sông đi biển, đi ra khơi xa để đánh bắt thủy hải sản đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước”, “Con tàu đó lên Tây Bắc để làm ăn, kiếm thêm thu nhập giúp đỡ gia đình”.

Câu 2 liên quan tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Không ít TS viết: “Tô Hoài là nhà văn sinh thái ở Tây Nguyên”, “Tô Hoài là nhà văn xuất sắc, tiếc rằng ông mất quá sớm khi vừa 36 tuổi”, “Tô Hoài bằng đặc sản của miền núi đã vật dậy sự sống trong lòng Mị”.

Về nhân vật Mị, TS viết: “Mị như đóa hoa ban, hoa gạo luôn cằn cỗi khô héo. Mị thổi sáo, tiếng sáo lẳng lơ làm cho nhiều anh trai làng bị mất hồn”. Có TS viết… ác liệt hơn: “Mị bị A Sử đánh đập khi hắn đi nhậu về”, “Mị uống rượu một cách thanh thản”. Có TS lẫn lộn “Mị cởi trói cho A Sử và sau đó chạy theo A Sử sang Hồng Ngài”.

Câu 3 liên quan khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu, nhiều TS đã không hiểu gì. Có TS cho rằng “Hình ảnh rặng liễu là hình ảnh người thiếu phụ đang buồn bã đứng chịu tang vì chồng và con đã chết trong chiến tranh để lại nàng đứng trơ trọi một mình”.

Viết về cây liễu: “Liễu là loại cây dễ trồng ở nước ta, nó có giá trị kinh tế rất cao nên nhà thơ chọn cây liễu là rất phù hợp”. “Mùa thu đẹp như một cô thiếu nữ, nét đẹp của mùa thu khiến cho người ta không chú ý đến cây liễu nên nó phải đìu hiu”. Có TS còn mạnh dạn bình: “Xuân Diệu là người uống tình yêu đến cong cả lưỡi”.

Đề thi Văn khối D, câu số 2 liên quan bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, có TS viết: “Sóng là bài thơ tứ tuyệt thật tuyệt của Xuân Quỳnh, bài thơ được viết theo thể thơ tứ tuyệt”.

Đi vào nội dung, có TS viết: “Người ta thường nói khó dạy nhất là phụ nữ và trẻ con bởi không thể hiểu nổi trong lòng họ chất chứa những gì”, “Người phụ nữ khi yêu họ có trạng thái thất thường.

Khi họ thích thì họ dịu dàng, ngon ngọt, lặng lẽ, còn khi họ không ưa thì họ gầm lên như sóng dữ chực nuốt đi tất cả những gì trên biển cả”, “Cái nỗi nhớ người yêu của Xuân Quỳnh sao mà ghê rợn quá”…

Với tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, có TS mở bài: “Ai cũng biết rừng mang lại cho ta rất nhiều lợi ích như ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, xây dựng nhà cửa, đóng bàn ghế, làm đồ dùng sinh hoạt…và là cánh tay đắc lực hỗ trợ quân và dân ta trong cuộc kháng chiến thời xa xưa.

Để chứng minh điều này, ta hãy đến với tác phẩm “Rừng xà nu”. “Thú và Dít đi làm thanh niên tình nguyện ở vùng miền núi Tây Nguyên”, “Bé Heng bị giặc chặt đầu treo trên đầu súng”, “Thấy vợ con bị giặc tra tấn, Thú căm giận đến mức bứt hết mấy quả vải mà không hay”.

Soạn tin nhắn để biết điểm thi ĐH-CĐ

Bạn đọc muốn biết điểm thi ĐH - CĐ, hãy soạn tin nhắn theo công thức sau:  DT SBD và gửi đến 8309.

Trong đó, DT là cú pháp nhắn tin; SBD là số báo danh của thí sinh dự thi (gồm cả chữ và số)

Tình trạng TS viết sai lỗi chính tả thì rất nghiêm trọng. Có thể nói một cách không quá lời, 99% TS viết sai chính tả, có bài tôi thống kê được hơn một trăm lỗi chính tả.

Chẳng hạn, “cây xà nu không “ngả rụt” (ngã gục), “nhựa xà nu như cụt máo” (cục máu), “giữ chọn tìn yêu” (giữ trọn tình yêu), “Xuân Huỳnh mất năm 1988 cùng với trồng và con trong một tay nạn giao thông” (Xuân Quỳnh mất năm 1988 cùng chồng và con trong một tai nạn giao thông), xóa cửa (xó cửa)…

Việc TS trích sai thơ văn cũng rất phổ biến. Xin nêu vài ví dụ: “Cồn cào và dịu êm, dữ dội và lặng lẽ”, “ Ồn ào và dữ dội, lặng lẽ và dịu êm”, “Ồn ào và dịu êm, âm thầm và lặng lẽ”, “Con sóng trên biển cả, con sóng dưới đại dương”.

Trong tổng số trên 15.600 bài thi môn Văn ở Trường Đại học Cần Thơ, số đã chấm đến nay vẫn rất ít bài đạt trên 8 điểm, chỉ có 1 bài đạt 8,5 điểm, còn điểm trung bình là 2,5-3 điểm.

Tiến sĩ Nguyễn Lâm Điền-Tổ trưởng chấm thi môn Văn của Đại học Cần Thơ nhận định: “Bài năm nay yếu hơn năm trước”.

MỚI - NÓNG