Người lính biển đảo vào đề thi Văn

Thí sinh hớn hở sau môn Văn. Ảnh: Nguyễn Dũng
Thí sinh hớn hở sau môn Văn. Ảnh: Nguyễn Dũng
TPO - Buổi thi Ngữ văn sáng nay, nhiều thí sinh ra về với tâm trạng khá thoải mái bởi đề thi năm nay hợp lý, vừa sức. Đáng chú ý, thí sinh tỏ ra thích thú khi đề Văn đề cập tới hình ảnh người lính đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Sáng nay, nhiều thí sinh ở các điểm thi tại Hà Nội như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thủy lợi, HV Ngân hàng, đều tỏ ra thích thú với đề thi Văn năm nay.

Thí sinh Nguyễn Thu Hương (Nam Định) cho rằng, bố cục và nội dung của đề rất hợp lý, vừa sức và có yếu tố thời sự trong mỗi câu. Nhìn chung đề thi nhẹ nhàng, không đánh đố thí sinh nên em làm khá tốt.

“Đề Văn sáng nay em cũng đã được ôn tập qua nên không khó khăn. Đề thi theo hướng mở. Câu nghị luận có sự kết hợp nghị luận văn học và nghị luận xã hội buộc thí sinh phải thể hiện tư tưởng tình cảm bản thân trước quan niệm sống vào bài. Với câu hỏi này sẽ phát huy tính sáng tạo của học sinh, không yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng".

Em Vũ Thị Anh, dự thi ở cụm thi ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng em chỉ mất hai tiếng để hoàn thành đề thi này: “Với đề này em nghĩ mình được 6-7 điểm. Đề có dự phân hóa cao. Muốn đạt điểm cao ở bài thi này thì phải có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống cũng như cảm thụ văn học một cách sâu sắc- Anh cho biết thêm. 

Người lính biển đảo vào đề thi Văn ảnh 1 Thí sinh trao đổi sau môn Văn. Ảnh: Nguyễn Dũng

Tại TPHCM, ghi nhận của PV tại điểm thi trường ĐH Sư phạm TPHCM (quận 3), khoảng hơn 10 giờ (khoảng 2/3 thời gian làm bài thi) đã bắt đầu có thí sinh nộp bài xin ra khỏi phòng thi. Đến 10h 20 phút, số lượng thí sinh ra khỏi phòng thi ở điểm thi này lên đến trăm học sinh, nhưng chưa được phép ra ngoài.

  

Thí sinh Võ Nhật Anh, học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, TP Vũng Tàu cho hay, đề thi tương đối "dễ thở" nhưng hơi dài. Theo Hoàng, đề thi có 10 câu, 8 câu đầu Tiếng Việt và 2 câu viết.

“Đề tập trung nói về các vấn đề thời sự trong cuộc sống như nói về người lính biển đảo (trích đoạn thơ Đảo Thuyền Chài của nhà thơ Trần Đăng Khoa- PV); nói về sự vô cảm trong cuộc sống… Với đề thi này, em làm tâm khoảng 6- 7 điểm”, Hoàng chia sẻ.

Theo Hoàng, câu hỏi người lính biển đảo khá thú vị bởi so với các đề trước đây đều chỉ nói đến vấn đề Biển Đông chung chung, còn giờ đi vào người lình cụ thể.

Trong khi đó, em Bùi Gia Bảo, trường THPT Marie Curie tỏ ra tự tin với đề văn này. “Đề văn này dễ hơn đề văn các năm trước nhiều, câu hỏi cũng thời sự nên không khó lắm. tuy nhiên, do đề hơi dài nên đọc không kỹ sẽ dễ bị rối”, Bảo nói.

“Ngoài ra, Bảo cho biết thêm, phần lớn các bạn trong phòng đều nộp bài ra sớm hơn hai môn thi hôm qua, với đề này chắc em tầm khoảng 6- 7 điểm”.

Đề có khả năng phân hóa cao

Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết – giáo viên trường THPT Chu Văn An nhận định, đề đã đáp ứng đúng được mục đích đề ra cho kỳ thi THPT quốc gia 2015. 

“ Đề hay, nội dung kiến thức và kỹ năng được kiểm tra trong đề vừa phù hợp với tâm thế, năng lực của học trò. Đề bài đáp ứng khả năng kiến thức cơ bản của các em; vừa cập nhật những yêu cầu của cuộc sống lịch sử - xã hội – từ vấn đề biển đảo trong xúc cảm thiêng liêng máu thịt của người Việt, của những người chiến sĩ nơi đảo xa cho đến vấn đề cách sống trong xã hội thời hiện đại”. 

Cũng theo TS Tuyết, đề có khả năng phân hóa cao vì thế sẽ đáp ứng được đồng thời 2 yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia, đó là xét tốt nghiệp và tuyển chọn vào các trường đại học cao đẳng.

Học sinh trung bình có thể trả lời được những câu 1, 2, 5, 6 phần đọc hiểu; có thể lý giải được ở mức độ nhận biết và thông hiểu đối với câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Học sinh khá và giỏi ngoài mức độ nhận biết và thông hiểu có thể trả lời sâu sắc ở mức độ vận dụng và vận dụng cao với cả 2 phần đọc hiểu và làm văn.

Chiều nay, các thí sinh thi môn Vật Lý trong thời gian 90 phút (từ 14h30 đến 16h).

MỚI - NÓNG