Nhiều địa phương thiếu giáo viên trầm trọng

Nhiều địa phương thiếu giáo viên trầm trọng
TP - Tại một số địa phương, tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học đang ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy và mục tiêu 100% số học sinh tiểu học được học hai buổi/ngày.

Hai năm qua, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế tổ chức đến ba lần tuyển dụng giáo viên, nhân viên trường học (GV-NV) nhưng vẫn đang hổng khoảng 130 biên chế. Thực trạng thiếu GV đứng lớp tại Thừa Thiên- Huế xảy ra phổ biến ở những huyện vùng đồng bằng, ven biển.

Theo rà soát từ đầu năm học 2008 - 2009, toàn tỉnh có khoảng 850 chỉ tiêu biên chế GV - NV bị thiếu hụt tại nhiều trường học. Ông Đặng Phước Mỹ- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế cho biết, trước năm học mới, Sở đã lên kế hoạch tuyển 364 biên chế cho các trường.

Với 577 hồ sơ dự tuyển, có 229 hồ sơ trúng tuyển, dần dà chỉ còn 208 thí sinh nhận quyết định phân công nhiệm sở (do đi học tiếp cao học, trúng tuyển nơi khác). Sau một thời gian rơi rụng, cuối cùng chỉ có 193 tân GV - NV về nhận công tác tại các trường. Giáo viên tiểu học trong toàn tỉnh cũng thiếu hụt với số lượng lớn.

Trước đây, ở trường tiểu học chỉ dạy một buổi/ngày, định mức biên chế là 1,15 giáo viên/lớp. Nhưng với việc triển khai dạy hai buổi/ngày, định biên được tăng lên 1,5 giáo viên/lớp, theo Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nội vụ.

Tại Khánh Hòa, để dạy hai buổi/ngày, năm học 2008 – 2009 toàn tỉnh cần thêm 500 giáo viên tiểu học. Nhưng theo Sở GD&ĐT Khánh Hòa, nhu cầu này chỉ được đáp ứng khoảng 30%, vì không có nguồn giáo viên tiểu học cho các trường tuyển dụng.

Dạy quá sức

Trước tình trạng thiếu giáo viên, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học, từ tháng 12/2008, phải thực hiện đúng chương trình dạy hai buổi/ngày: tuần dạy năm ngày, mỗi ngày bốn tiết buổi sáng và ba tiết buổi chiều. Các giáo viên phải liên tục dạy tăng giờ quá quy định (tối đa 23 tiết/tuần), khó có thể bảo đảm chất lượng giảng dạy.

Theo bà Phạm Hồng Thu - Trưởng phòng GD&ĐT, những giáo viên hợp đồng có trình độ CĐSP vốn không được đào tạo để dạy ở tiểu học nên có những hạn chế, bản thân họ cũng khó an tâm với hợp đồng có thời hạn.

Sở GD&ĐT Khánh Hòa có đề ra việc bồi dưỡng ngắn hạn về phương pháp dạy tiểu học cho số giáo viên này. Nhưng thực tế, chưa có lớp nào được mở.

Hiện, giải pháp huy động GV gánh thêm giờ, thỉnh giảng sang các cơ sở thiếu người dạy, ghép lớp, có thể dẫn đến tình trạng quá tải, ảnh hưởng không nhỏ chất lượng giảng dạy tại nhiều trường học và các tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

Trong khi, chính sách đãi ngộ, thu hút GV về những vùng xa bằng vật chất lẫn tinh thần chưa được chú trọng đúng mức.

Trước tình hình GV nghỉ hưu có xu hướng gia tăng, các trường tiến tới dạy hai buổi/ngày cần thêm nhiều GV (1,5 GV/lớp), việc tăng cường chỉ tiêu đào tạo chỉ mới tái khởi động, cán bộ làm công tác tổ chức giáo dục tại các huyện ở Thừa Thiên – Huế lo ngại, tình trạng thiếu hụt GV có thể còn tiếp diễn đến năm 2012.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.