Nhiều người ngạc nhiên khi bị khởi tố vì đánh trẻ em

Nhiều người ngạc nhiên khi bị khởi tố vì đánh trẻ em
TP - Tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay trong xã hội. Tiền phong đã có cuộc trao đổi với bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Nhiều người ngạc nhiên khi bị khởi tố vì đánh trẻ em ảnh 1
Bà Ngô Thị Minh

Bà Minh nói:

Chúng tôi rất trăn trở về vấn đề ngược đãi, hành hạ trẻ em mà báo chí phản ánh gần đây. Nguyên nhân trước hết là do yếu tố chủ quan của người lớn.

Hiện, nhiều gia đình mải mê làm ăn, trong khi đó luôn có quan niệm thương cho roi, cho vọt, dạy con thiếu phương pháp nên hơi có bực tức hoặc nói trẻ chưa nghe liền dùng vũ lực, đòn roi.

Vụ cháu bé 5 tuổi bị mẹ đẻ đánh chấn thương sọ não (mà Tiền phong phản ánh) là vì những bực tức của người mẹ trút lên con không ngờ gây hậu quả như vậy.

Hay như việc 4 học sinh ở TPHCM bị thầy hiệu phó cho dân quân du kích bảo vệ vòng ngoài rồi lột quần áo, xúc phạm đến nhân phẩm các cháu..., là những vụ liên quan đến kỹ năng và hiểu biết của một bộ phận thầy cô, bố mẹ khi xử lý những tình huống xảy ra với trẻ em. Có thể nói việc ban hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình là hồi chuông cảnh tỉnh các gia đình về vấn đề này.

Như bà vừa nêu, phương pháp giáo dục trẻ “thương cho roi, cho vọt” có còn đúng với việc giáo dục trẻ ngày nay không?

 Theo thống kê của UNICEF tại Việt Nam, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các vụ tai nạn giao thông (TNGT), tính trung bình mỗi ngày có khoảng 11 em chết và 2 em bị thương vì nguyên nhân trên. Theo Trung tâm điều tra đa thương tích tại Việt Nam, năm 2004 cả nước có 4.100 trẻ em chết và 794 em bị thương tích vì . Phần lớn các em bị tử vong có độ tuổi từ 1 – 9 tuổi, tai nạn xảy ra khi các em đang đi bộ hoặc qua đường. Trong năm 2006, trung bình mỗi ngày có trên 30 trẻ em bị chết do TNTT.

Đã tồn tại quá lâu trong suy nghĩ của nhiều người, nói trẻ không nghe thì có quyền đánh. Trong nhiều gia đình hay với một số giáo viên, việc đánh, phạt trẻ dường như là đương nhiên nếu không bị các cơ quan báo chí lên án. Tôi được biết, khi bị khởi tố, nhiều người trong số họ còn ngạc nhiên.

Việc thay đổi thói quen trong nhận thức, suy nghĩ không thể trong một sớm, một chiều. Biện pháp hạn chế nào cũng phải có hai mặt: Vừa tuyên truyền nhưng đồng thời xử lý nghiêm minh với những đối tượng gây thương tích cho trẻ.

Theo bà, việc xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em phải bắt đầu từ đâu?

Thực ra có rất nhiều mô hình, cách làm hay trên thế giới nhằm phòng tránh TNTT trẻ em như xây dựng ngôi nhà an toàn, trường học an toàn... nhưng điều đầu tiên bắt đầu từ ý thức và thực sự chăm lo đến trẻ em của những người xung quanh trẻ. 

Cảm ơn bà!

Phương Hiếu

(thực hiện)

MỚI - NÓNG
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
TPO - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/4 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trị giá ước tính khoảng 1 tỷ USD. Động thái này diễn ra ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm gần 61 tỷ USD dành cho Ukraine.