Những cựu học sinh tiêu biểu ở ngôi trường Chu Văn An 110 năm tuổi

Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 này, Trường THPT Chu Văn An (còn được gọi là Trường Bưởi) - một trong những ngôi trường phổ thông lâu đời và có truyền thống bậc nhất của Việt Nam - đang rộn ràng tuần lễ kỷ niệm 110 năm thành lập.

Trường là cái nôi nuôi dưỡng tâm, trí và đức của rất nhiều cá nhân và thế hệ ưu tú, danh nhân ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Tiêu biểu như Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn, Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Cơ Thạch, Ngụy Như Kon Tum, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Đình Thi, Đặng Thùy Trâm,…

Trước năm 1945, học sinh vào học tại trường Bưởi được tuyển chọn từ những kỳ thi rất chặt chẽ, tập hợp những học sinh chăm ngoan, học giỏi từ khắp các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Vì vậy mà học sinh nhà trường đã sớm hình thành được phong cách chăm học, học giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau, đấu tranh chống áp bức và bất công.

Một trong số đó là Nguyễn Xiển, cựu học sinh của Trường Bưởi khóa 1925-1926 và sau này là giáo viên của trường trong những năm 1935-1937.

Từ ngôi trường này, vượt qua những rào cản của nền giáo dục thực dân, những thế hệ học trò của nhà trường đã trở thành những thanh niên trí thức, tham gia cách mạng. Nhiều người sau đó đã trở thành những nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc, có thể kể đến như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Phong Sắc,...

Giai đoạn từ năm 1945-1954, có thể kể đến liệt sỹ Nguyễn Sỹ Vân là học sinh vào những năm 1947-1948, ông là người cắm cờ đỏ sao vàng trên Tháp Rùa ở Hồ Gươm ngày 19/5/1943.

Giai đoạn từ 1954 – 1978 trường có những thế hệ học sinh như Hoàng Xuân Sính (nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam).

Những cựu học sinh tiêu biểu ở ngôi trường Chu Văn An 110 năm tuổi ảnh 1
 

50 năm trước, cũng có một cô học trò của Trường Chu Văn An giữa nơi chiến trường khốc liệt, đặt cả lòng mình vào những trang nhật ký chân thực, hào hùng mà cũng rất đỗi chân phương, xúc động về đất nước, con người của một thời đạn bom. Đó là liệt sỹ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, hy sinh ở tuổi 28 trong trận tập kích của địch vào bệnh viện ngày 22/6/1970.

Sau này cũng rất nhiều thế hệ thành công và có nhiều đóng góp cho xã hội ở mọi lĩnh vực.

Học trò của Trường Bưởi – Chu Văn An cũng giữ nhiều vị trí quan trọng ở các cơ quan bộ ngành của nhà nước.

Có thể kể đến Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi cũng là cựu học sinh của trường khóa 1974-1977. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội cựu học sinh trường Bưởi- Chu Văn An, Chủ tịch danh dự Quỹ ươm mầm tài năng và phát triển của nhà trường.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga là cựu học sinh khóa 1977-1980. Bà là người phụ nữ đầu tiên được giữ chức Thứ trưởng của ngành Ngoại giao Việt Nam.

Hiện những thủ lĩnh của FPT là những chàng trai khối chuyên Toán thuở nào của ngôi trường Chu Văn An. Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình và Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc là 2 học sinh chuyên Toán khóa 1970-1973, còn Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến là cựu học sinh chuyên Toán khóa 1983-1986,… Bằng trí tuệ sắc bén và cả sự lãng mạn bay bổng, dám nghĩ dám làm đã đưa FPT luôn ở vị trí tiên phong, là một trong số những đầu tàu của kinh tế đất nước thời đại 4.0. 

Người được nhắc đến là “Mr. Index”, Đỗ Hoàng Sơn cũng là cựu học sinh của trường khóa 1982-1985. Ông hiện là giám đốc công ty sách Long Minh, đơn vị đã xuất khẩu được bản quyền sách Toán tiểu học và mầm non của Việt Nam sang Nga và các nước ASEAN.

Ông Đoàn Hồng Nam, cựu học sinh khóa 1979-1981, hiện là Chủ tịch Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam- đại diện độc quyền của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ và Tập đoàn Khảo thí Tin học – Certiport (Hoa Kỳ) tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.

Trong giới nghệ sĩ nổi tiếng có NSƯT Đức Trung (cựu học sinh khóa 1953- 1956) hay NSND Anh Tú (cựu học sinh khóa 1975-1978).

Tác giả của nhiều cuốn sách được độc giả đặc biệt đón nhận như “Thiện ác và Smartphone”, “Điểm đến của cuộc đời”,… - Đặng Hoàng Giang từng là học sinh chuyên Toán của trường niên khóa 1979-1982. Điều thú vị là thuở đó, ông từng bị đánh giá không thể nào thấp hơn ở môn Văn. Số phận quả là một người đạo diễn thú vị khi ngôn từ của một người từng “ghét cay ghét đắng” môn Văn trở thành một phần đề thi THPT quốc gia năm 2017.

Chàng MC Dương Sơn Lâm, gương mặt người dẫn chương trình được nhiều khán giả yêu mến qua một số chương trình truyền hình quen thuộc như: Café Sáng, Chuyển động 24h,… cũng là cựu học sinh khóa 2004-2007.

Nhà văn Trang Hạ cũng là cựu học sinh khóa 1989-1992 của trường. Sự nghiệp thành công của Trang Hạ gắn với công việc viết văn, làm báo, phụ trách chuyên mục trên các tạp chí, viết kịch bản và quảng cáo.

Ngô Thanh Thanh Tú, Á hậu 1 tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 là cựu học sinh của trường khóa 2009-2012 cũng từng học ở trường này.

Rồi Phạm Tuấn Anh, cựu học sinh niên khóa 1989-1992, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương trước khi sang học cao học tại Princeton. Anh từng làm cho World Bank trước khi chuyển sang làm phiên dịch cho chính phủ Mỹ. Anh là người phiên dịch cho ông Obama trong chuyến thăm Việt Nam, đồng thời là một trong những người đề xuất nội dung trong bài phát biểu “lay động trái tim người Việt” của vị tổng thống.

Hay Đỗ Hùng Việt, cựu học sinh khóa 1993-1996, từng công tác trong ngành Ngoại giao với vị trí Phó Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, bộ phận Thường trực ban thư ký quốc gia APEC.
Ngoài ra, còn một số gương mặt khác như bác sỹ Dương Minh Tuấn; Bùi Thị Thu Hồng (khóa 1994-1997; Lại Hoàng Dũng (hiện là Chủ tịch Công đoàn, trưởng phòng nhân sự - phụ trách đào tạo của Công ty Điện tử Samsung Việt Nam); Nguyễn Đình Hưng khóa 2006-2009, dựa trên những tư liệu Hán Nôm còn lưu giữ được và thông tin từ những chuyến điền dã, những nghiên cứu của anh tập trung vào lĩnh vực phật giáo và tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam); Nguyễn Thu Trang (khóa 1993-1996); Vũ Hải Linh (lớp chọn Hóa khóa 2004-2007, là một người tiên phong trong lĩnh vực Kịch tương tác ở Việt Nam, đồng thời cũng làm một nhà hoạt động xã hội với việc tham gia vận động quyền cho các nhóm thiểu số và bảo vệ môi trường); Đỗ Anh Đức (cựu học sinh khóa 1993-1996, hiện là ông chủ quán phở Đỗ Gia trên phố Nguyễn Đình Thi), Nguyễn Hương Giang (cựu học sinh khóa 2007-2010 kinh doanh tiệm bánh); nhiếp ảnh gia Phạm Anh Thái (khóa 2001-2004); Phan Việt Hoàng (khóa 2006-2009); Nguyễn Quang Đạt (khóa 2006-2009, Bí thư Đoàn trường nhiệm kỳ 2007-2008, là “chàng cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam” của Jestar Pacific); Vũ Việt Dương (khóa 2006-2009)...

Và còn rất rất nhiều con người nữa đã, đang và sẽ viết tiếp nên truyền thống của ngôi trường hơn trăm tuổi này.

(Lược ghi theo Kỷ yếu 110 năm thành lập trường)

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.