Những ngành học hiếm

Những ngành học hiếm
TP - So với những ngành học khác đã quen thuộc với thí sinh từ lâu thì Công nghệ cắt may và Quản lý công nghiệp là hai ngành được xem là "hiếm có khó tìm".

Học ngành này sinh viên có thể nắm vững công nghệ sản xuất may công nghiệp trên toàn bộ dây chuyền; Nắm vững phương pháp tổ chức và quản lý dây chuyền; Có khả năng thiết kế lập quy trình sản xuất sản phẩm may trên dây chuyền.

Ngoài ra, sinh viên còn biết kiểm tra chất lượng sản phẩm may; Có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu sản phẩm và điều hành tốt các dây chuyền sản xuất của ngành dệt may, bao gồm các ngành kéo sợi, dệt, nhuộm, may mặc và thời trang…

Ở bậc ĐH có không nhiều trường đào tạo ngành này. Điểm chuẩn năm 2006 cũng không quá cao. Chẳng hạn, ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) có điểm chuẩn là 17; ĐH Bách khoa Hà Nội là 21,5; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là 15.

Quản lý công nghiệp

Sinh viên ngành Quản lý công nghiệp có khả năng về quản lý, đặc biệt trong các lĩnh vực như quản lý dự án, quản lý công nghệ, quản lý chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng quản lý công nghệ, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý chất lượng; Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật và khả năng phối hợp với các kỹ sư công nghệ trong việc quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ; Tổ chức và thực hiện công việc điều độ, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, hiệu quả.

Ngành này cũng mới chỉ có một vài trường đào tạo như trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM). Điểm chuẩn năm 2006 là 18,5, Sư phạm kỹ thuật TPHCM là 15, ĐH Cần Thơ là 13… 

MỚI - NÓNG