Những ngành học hiếm

Những ngành học hiếm
TP - PR (Public Relation) là một công việc đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây với việc khan hiếm người được đào tạo chính quy và cơ bản.
Những ngành học hiếm ảnh 1
Học sinh lựa chọn ngành thi. Ảnh minh họa.

Công việc của một điều phối viên/trợ lý PR có thể bao gồm: soạn thảo thông cáo báo chí, tạo mối quan hệ với giới truyền thông, hỗ trợ các chương trình tổ chức sự kiện, sắp xếp các buổi họp báo…

Người làm nghề PR ngoài mức lương khá hấp dẫn, còn có cơ hội thăng tiến từ chuyên viên PR cao cấp, tư vấn cao PR cao cấp, trưởng phòng PR, giám đốc PR...

Chương trình chuyên ngành này sẽ có những môn học như: Chiến lược quan hệ công chúng, Tổ chức sự kiện, Thông tin nội bộ và cộng đồng, So sánh truyền thông, Tạo dựng và quảng bá hình ảnh…

Học  viện Báo chí tuyên truyền  chính thức tuyển sinh ngành học này từ năm 2006. Thí sinh thi khối D1, điểm chuẩn trúng tuyển năm 2006 là 20,5.

Ngành Nhân học

Nội dung đào tạo gồm nhân học sinh thái, nhân học kinh tế, nhân học chính trị và pháp luật, nhân học y tế, nhân học nghệ thuật biểu tượng, khảo cổ học, công tác xã hội, phát triển cộng đồng... và đặc biệt chuyên sâu hai lĩnh vực dân tộc và tôn giáo.

Sinh viên nhân học được trang bị kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại như phương pháp thu thập xử lý dữ liệu định tính, định lượng, xử lý thông tin bằng hình ảnh...

Ngoài ra sinh viên còn tham dự các đợt thực tập, thực tế dài ngày tại những cộng đồng cư dân ở các tỉnh phía Nam. Phạm vi kiến thức rộng là ưu thế của ngành nhân học. Đây là ngành học phù hợp với những người năng động, yêu thích công tác nghiên cứu khoa học trong thực tiễn.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan trung ương và địa phương hoạt động về kinh tế, văn hóa - xã hội đặc biệt là hai ngành dân tộc và tôn giáo; các viện nghiên cứu, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình; tổ chức phi chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp; giảng dạy tại các trường trung học, cao đẳng, đại học...

Đến nay chỉ có Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TPHCM)  tuyển sinh ngành học này, điểm chuẩn  năm 2006 nguyện vọng 1 khối C , D là 14; nguyện vọng 2 khối C là 17, khối D1 là 15.

-----------------------

Còn nữa

MỚI - NÓNG