Nơi mang đến nhiều cơ hội cho phụ nữ nông thôn

Bà Nguyễn Thị Hồng Loan - Giám đốc Trung tâm GTVL Phụ nữ Yên Bái trao Chứng chỉ học nghề cho các học viên lớp kỹ thuật nấu ăn tại Trung tâm.
Bà Nguyễn Thị Hồng Loan - Giám đốc Trung tâm GTVL Phụ nữ Yên Bái trao Chứng chỉ học nghề cho các học viên lớp kỹ thuật nấu ăn tại Trung tâm.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp cho người phụ nữ có một công việc ổn định, tạo thu nhập bền vững, làm chủ bản thân, xóa đói, giảm nghèo cho gia đình. 

Yên Bái là một tỉnh miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều nên công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) gặp không ít khó khăn. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành nên công tác dạy nghề và tạo việc làm đang phát huy hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện Quyết định 295/QĐ-TTg “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015 và Quyết định 1956/QĐ-TTG “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Một đơn vị luôn tích cực và góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho LĐNT đó là Trung tâm Giới thiệu việc làm (GTVL) Phụ nữ Yên Bái. Bằng những cố gắng và hướng đi đúng, những năm qua, Trung tâm đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015, đào tạo nghề gắn với tư vấn nghề, góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập bền vững, xóa đói giảm nghèo cho hội viên phụ nữ ở cơ sở.

Trung tâm đã tập trung vào giới thiệu, đào tạo các nghề mang tính đặc thù giới cho chị em như: Sản xuất sản phẩm thủ công mây, tre, song...; sản xuất rau an toàn; kỹ thuật nấu ăn; kỹ thuật trồng nấm; chăn nuôi thú y; dịch vụ chăm sóc gia đình; may mặc. Với nghề sản xuất rau an toàn, để tạo nên chuỗi giá trị bao gồm tất cả các khâu từ sản xuất tới tiêu dùng, Trung tâm được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giao thực hiện mô hình “Liên kết thí điểm bao tiêu sản phẩm rau an toàn cho phụ nữ sau học nghề”. Mô hình đã và đang được người tiêu dùng tin cậy, khẳng định được uy tín trên thị trường. Với nghề may mặc, ngoài việc đào tạo theo Đề án, Trung tâm đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và không sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước. Sau các lớp học nghề, Trung tâm mở các khóa tập huấn Khởi sự kinh doanh nhằm giúp các học viên quản lý và sử dụng đồng vốn có hiệu quả.

Nơi mang đến nhiều cơ hội cho phụ nữ nông thôn ảnh 1

Các học viên lớp Kỹ thuật nấu ăn tại Trung tâm GTVL Phụ nữ Yên Bái.

Từ đầu năm 2015 đến nay, Trung tâm GTVL Phụ nữ tỉnh đã dạy nghề và tạo việc làm cho hàng trăm lao động nữ trên địa bàn; Tổ chức hàng chục lớp học nghề tại cơ sở cho gần 400 lao động theo Quyết định 1956/TTg gồm các nghề như: May mặc, kỹ thuật nấu ăn, chăn nuôi thú y, sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng nấm... 80% học viên sau đào tạo nghề có việc làm có thu nhập ổn định.

Trung tâm đã tư vấn cho hàng trăm người, tạo việc làm tại chỗ cho hơn 300 lao động. Bên cạnh đó, phối hợp với Công ty TNHH Brother Việt Nam tại Hải Dương, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lục Yên tổ chức tư vấn việc làm tại xã Minh Chuẩn, Tân Lĩnh có 114 người tham gia và đã đưa được 13 lao động đi làm việc. Trung tâm còn phối hợp với công ty Thăng Long tư vấn, giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên với 80 người tham gia.

Trong những năm tiếp theo, để góp phần có hiệu quả công tác đào tạo nghề và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho LĐNT, bà Nguyễn Thị Hồng Loan, Giám đốc Trung tâm GTVM Phụ nữ Yên Bái cho biết: Trung tâm sẽ tiếp tục tuyên truyền và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 1956/CP về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” thực hiện tốt các mô hình “Tổ hợp tác liên kết các học viên sau học nghề” nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề gắn với tạo việc làm tại chỗ có thu nhập ổn định cho hội viên phụ nữ ở cơ sở.

Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và theo nhu cầu của người học; chú trọng đến chất lượng tay nghề của người học, nhằm giúp người lao động tự tin với tay nghề của mình và có việc làm cho thu nhập ổn định bằng chính nghề được đào tạo.

Tuyên truyền Đề án phát triển nghề Công tác xã hội (Đề án 32)

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.