PGS.TS Võ Văn Sen: Không thể cấm giảng viên 'chạy sô' dạy thêm

PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khẳng định không thể cấm giảng viên chạy sô dạy thêm.
PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khẳng định không thể cấm giảng viên chạy sô dạy thêm.
TPO - Nhiều trường đại học hiện nay thiếu giảng viên trình độ cao (chủ yếu là thạc sĩ, tiến sĩ) nên không thể cấm nhân sự của trường mình dạy thêm bên ngoài, nếu hoàn thành nhiệm vụ tại chỗ.

Đó là khẳng định của PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM), tại buổi giới thiệu chương trình kỷ niệm 60 năm thành lập trường.

Theo ông Sen, trường hiện có hơn 900 giảng viên, bao gồm 300 người trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Trong số này có khoảng 70 người có thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng. Trường có ý muốn trợ cấp thêm thu nhập nhưng có trên 30 người từ chối vì có những người gia đình có công ty riêng. Ông Sen cũng cho biết, ngoài thu nhập chuẩn giảng viên còn có thêm thu nhập khác như dạy thêm ngoài giờ chuẩn, tham gia các đề tài nghiên cứu

Ông Sen dẫn chứng, hiện nay nhiều đại học khác ở thành phố, số giảng viên cơ hữu có trình độ này rất thấp, có trường chỉ 10-15 người. Do đó, họ buộc phải mời giảng viên từ các trường khác về dạy, trong đó có Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

“Việc “chạy sô” dạy thêm của giảng viên cũng là thực trạng chung của đại học Việt Nam. Một số trường dù trả lương cho giảng viên 20-30 triệu mỗi tháng cũng không "giam" được nhân sự của mình vì không bằng trường khác trả lương 7-8 triệu mà được đi dạy thêm”, ông Sen nói và cho biết, luật giáo dục hiện nay chỉ quy định giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ tại nơi công tác sẽ không được làm thêm việc khác. Do đó, nếu một giảng viên hoàn thành giờ dạy, nghiên cứu ở trường thì không thể cấm họ làm ngoài.

Được biết, năm nay, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn kỷ niệm 60 năm thành lập, với tiền thân là Đại học Văn khoa (Viện Đại học Sài Gòn) ra đời năm 1957. Hiện, đây là một số trung tâm đào tạo, nghiên cứu nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của cả nước.

Về quy mô, hiện trường có khoảng 20.000 sinh viên tham gia học tập 54 chương trình giáo dục thuộc 27 chuyên ngành đào tạo. Trong đó, có khoảng 300 sinh viên người nước ngoài đang theo học hệ chính quy tập trung… Ngoài ra, nếu chỉ tính từ năm 1975 đến nay, trường đã cung cấp cho đất nước một đội ngũ tri thức đông đảo với trên 70.000 cử nhân, hơn 6.000 thạc sĩ và trên 600 tiến sĩ thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.