Phát hiện mới của nhà khoa học trẻ

Vũ Hải Vinh ( giữa)
Vũ Hải Vinh ( giữa)
TP - Sinh năm 1982, học trường làng, THPT Kiến Thụy (Hải Phòng), nhưng Vũ Hải Vinh đã có 13 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí y khoa quốc tế và được Hội Y học Mỹ liệt kê.

Phát hiện của anh có thể dùng làm vắc-xin phòng các bệnh lây truyền qua vector, tập trung vào các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới như nhiễm trùng HIV, lao, sốt rét, bệnh dại...?

Khởi đầu, Hải Vinh đạt được học bổng theo học khoá đào tạo thạc sỹ, chuyên ngành Y học Nhiệt đới và Y tế thế giới tại Viện Y học Nhiệt đới Pháp ngữ tại Lào.

Sau đó, anh về nước công tác tại Khoa Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới (Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng) và lại đạt học bổng đi thực tập Chức năng Bác sỹ Nội trú bệnh viện tại Viện Trường Marseille, Pháp.

Sau đó, khi hoàn thành khóa đào tạo FFI, con đường học hành của Hải Vinh được thực sự rộng mở khi anh đạt học bổng để theo học khóa đào tạo tiến sỹ tại một trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới của Trường ĐH Y Marseille.

Đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của Hải Vinh khá đặc biệt: “Protein kháng nguyên nước bọt từ Ixodidae và Anopheles: phương pháp mới quản lý các bệnh lây truyền qua vector”. Hiện các bệnh lây truyền qua vector có vai trò quan trọng đối với y tế và sức khỏe cộng đồng. 

Trong đó, các bệnh lây truyền qua muỗi, điển hình như sốt rét, lưu hành tại 104 quốc gia với gần một nửa dân số thế giới nằm trong vùng nguy cơ. Vũ Hải Vinh nghiên cứu đề tài nhằm xây dựng một phương pháp quản lý và phát hiện bệnh mới, đánh giá nguy cơ mắc các bệnh trên trong cộng đồng dân cư, nhằm xây dựng chiến lược y tế phù hợp tương ứng.

Về mặt thực tiễn, lần đầu tiên trên thế giới, nhóm nghiên cứu của anh tìm ra các protein kháng nguyên nước bọt từ các vector truyền bệnh chủ yếu và cho phép đánh giá chính xác nguy cơ mắc bệnh của mỗi cá nhân, cũng như của cộng đồng. Phát hiện này giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lây truyền qua vector tương ứng trong y học thực hành và có thể dùng làm vắc-xin phòng các bệnh lây truyền loại này.

Lĩnh vực nghiên cứu của Hải Vinh tập trung vào các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới chủ yếu: các bệnh đã được quan tâm từ lâu như nhiễm trùng HIV, lao, sốt rét, bệnh dại...?hoặc các bệnh mới xuất hiện, mới được quan tâm. 

Các công trình nghiên cứu của Hải Vinh và cộng sự được quốc tế đánh giá cao đặc biệt là với hai nhóm công trình nổi bật. Thứ nhất, các nghiên cứu về nhiễm nấm Penicillium marneffei trên các bệnh nhân nhiễm trùng HIV, một bệnh được phát hiện tại Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX. 

Các nghiên cứu của nhóm Hải Vinh đã đóng góp cho y học những hiểu biết quan trọng về bệnh này. Thứ hai là các nghiên cứu về protein kháng nguyên nước bọt giúp đánh giá nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua vector trong cộng đồng, hỗ trợ chẩn đoán trong y học thực hành, mở ra một hướng mới cho việc quản lý hiệu quả, cũng như trong chiến lược phát triển vắc-xin phòng các họ bệnh này.

Mặc dù điều kiện và môi trường làm việc tại Pháp cũng như các quốc gia phát triển là lý tưởng nhưng Hải Vinh lựa chọn quay về Bệnh viện Việt Tiệp công tác. Theo Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2011 Phạm Hoàng Hiệp: Hải Vinh đang ấp ủ nhiều dự định nhờ các giáo sư ở Pháp tài trợ cho các dự án về Y học ở Bệnh viện Việt Tiệp. 

Còn Hải Vinh thì hé lộ, vào giữa năm 2014, GS Philippe Parola, phụ trách quan hệ quốc tế tại ĐH Y Marseille sẽ có chuyến thăm và làm việc đầu tiên tại Việt Nam. Anh hy vọng, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các giáo sư tại Pháp, bệnh viện Việt Tiệp có thể cùng nhau làm được các dự án để đóng góp cho sự hợp tác hai bên trong y học, nghiên cứu khoa học, bệnh nhân và cho y tế.

MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.