Sẽ không còn hướng nghiệp 'chay'

Hoạt động hướng nghiệp hiện nay mang thiên hướng tư vấn tuyển sinh là chính
Hoạt động hướng nghiệp hiện nay mang thiên hướng tư vấn tuyển sinh là chính
TPO - Khoảng 55% trường THCS, 60% trường THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của địa phương; đối với các trường có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 50% đối với cả hai cấp học trên.

Đó là mục tiêu được đặt ra đến năm 2020 tại Quyết định của Thủ tướng về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025 vừa được phê duyệt.

Theo đó, mục tiêu chung là tạo bước đột phá về chất lượng, giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, gió phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.

Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần đạt được đối với năm 2020 ngoài mục tiêu trên, khoàng 55% trường THCS, 60% trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp, ở vùng khó khăn thì tỷ lệ này ở hai cấp học là 50%.

Phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp. Các địa phương khó khăn thì tỷ lệ này là 25%.

Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ swor giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, địa phương khó khăn ít nhất là 30%.

Đối với mục tiêu đến năm 2025, Chính phủ yêu cầu 100% các trường THCS và THPT phải có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương. Ở vùng khó khăn, phải có ít nhất 80% số trường cả hai cấp học.

Tỷ lệ phân luồng học sinh THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp ít nhất là 40% (vùng khó ít nhất là 30%). Ở bậc THPT, tỷ lệ phân luồng học sinh tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng ít nhất là 45% (vùng khó ít nhất 35%).

Về kinh phí thực hiện, lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục, nguồn tài trọ, hỗ trợ, nguồn vốn vay ODA.

Nhiệm vụ của các Bộ ngành khi thực hiện đề án, trong đó, Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với giáo viên kiêm nhiệm làm công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.