Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp Hoàng Ngọc Vinh:

Sẽ kiểm định chất lượng 10 trường trung cấp

Sẽ kiểm định chất lượng 10 trường trung cấp
“Số trường trung cấp chuyên nghiệp năm học này được kiểm định sẽ là mười trường"- Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) Hoàng Ngọc Vinh cho biết.
Sẽ kiểm định chất lượng 10 trường trung cấp ảnh 1
Ông Hoàng Ngọc Vinh. Ảnh: Q.D.

Ông Vinh cho biết: - Nội dung kiểm định chủ yếu tập trung vào đánh giá những điều kiện đảm bảo chất lượng trong nhà trường từ mục tiêu của nhà trường, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành nhà trường, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất (mức độ đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất), các dịch vụ sinh viên và đánh giá cả kết quả đầu ra của nhà trường.

Làm thế nào để việc kiểm định chất lượng khách quan và chính xác một khi các trường tự đánh giá? Có cần thiết lập một cơ quan đánh giá chất lượng độc lập với các trường để việc đánh giá khách quan?

Thông thường kiểm định có hai bước. Bước 1 là tự đánh giá theo những tiêu chuẩn kiểm định. Bước 2 là đánh giá ngoài, tức đánh giá có sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài nhà trường, dựa vào những thông tin tự đánh giá của nhà trường, xem xét các bằng chứng đánh giá, tìm hiểu thêm thông tin để có ý kiến đánh giá và đưa ra khuyến cáo.

Kiểm định có nhiều mục đích, song mục đích chính là giúp các trường nhìn nhận những yếu kém của mình để tự khẳng định mình, tìm ra biện pháp khắc phục sửa chữa, biết đâu là yếu kém, đâu là nguyên nhân để nhà trường và các cơ quan quản lý tìm ra giải pháp đúng.

Việc thành lập các cơ quan kiểm định độc lập là việc làm hết sức cần thiết, huy động xã hội tham gia thành lập các tổ chức kiểm định chuyên nghiệp. Nhà nước sẽ xây dựng các tiêu chuẩn về năng lực đội ngũ chuyên gia kiểm định, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức... để làm cơ sở thành lập các cơ quan kiểm định bên ngoài Nhà nước.

Theo ông, vì sao một số trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) công lập được Nhà nước đầu tư nhưng việc đào tạo vẫn không đáp ứng được nhu cầu xã hội?

“Theo dự kiến, ban đầu sẽ kiểm định năm trường, nhưng với yêu cầu đẩy nhanh nâng cao chất lượng, phân cấp trách nhiệm và trao quyền tự chủ nên số trường TCCN năm học này được kiểm định sẽ là mười trường. Qua đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh tiêu chuẩn, cách làm và sẽ triển khai đồng bộ, rộng lớn cùng với các chương trình khác vào các năm sau”.

Đó là điều rất đáng buồn. Nguyên nhân cơ bản là sự trì trệ của bộ máy quản lý nhà trường, sự yếu kém về năng lực quản lý, thiếu động lực làm việc của đội ngũ giáo viên. Nhà nước đầu tư nhiều, nhưng nếu nhà trường không có một kế hoạch phát triển tổng thể thì đầu tư sẽ thiếu hiệu quả.

Ở không ít trường dạy nghề, TCCN, CĐ, thiết bị mua về vẫn “đắp chiếu” do thiếu người vận hành. Đó là chưa kể đến những thất thoát trong đầu tư do những nguyên nhân khác nhau.

Vậy chất lượng đào tạo căn cứ vào đâu? Ông đánh giá thế nào về thực trạng doanh nghiệp tuyển dụng xong phải đào tạo lại?

Chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều yếu tố như qui chế đào tạo, giáo viên, cơ sở vật chất, động cơ học tập, tổ chức quá trình dạy và học, thi kiểm tra đánh giá...

Một chương trình được thiết kế tốt (thậm chí copy cả chương trình của một quốc gia phát triển đầy rẫy trên mạng Internet), nhưng đội ngũ giáo viên thiếu động lực, yếu kém cả về chuyên môn và phương pháp dạy, trang thiết bị và giáo trình thiếu thốn hoặc lạc hậu... thì rất khó chuyển tải những nội dung được thiết kế tốt.

Thêm vào đó, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp rất hạn chế nên việc doanh nghiệp tuyển dụng xong phải đào tạo lại là một thực tế đáng buồn, phản ánh chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp.

Nội dung chương trình học thì mỗi trường một kiểu, nhiều trường số giờ học thực hành ít hơn lý thuyết. Ông đánh giá việc này như thế nào?

Tỉ lệ giờ dạy thực hành so với giờ dạy lý thuyết biến động theo từng ngành học và theo từng môn học hay học phần. Trên tổng thể phải đảm bảo tỉ lệ giữa thời lượng dạy thực hành và thời lượng dạy lý thuyết 50-70%.

Bộ GD-ĐT cho phép các trường được điều chỉnh cập nhật thay đổi thời lượng nội dung đến 25% để đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động địa phương và của ngành. Xu hướng chung là tăng thời lượng thực hành, thảo luận, seminar, làm đồ án...

Nếu trường nào cắt xén chương trình, cắt giảm thời lượng thực hành hoặc điều kiện thực hành không đảm bảo như đã đăng ký với Bộ GD-ĐT tức là vi phạm.

Các sở GD-ĐT phải nhập cuộc tiến hành thanh tra, kiểm tra và kiến nghị với bộ để dừng lại, không cho phép tiếp tục đào tạo ngành học đó nếu vi phạm trầm trọng, không có hướng sửa chữa khắc phục.

Theo Quốc Dũng
Tuổi trẻ

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".