Sinh viên dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, game online

Một buổi sinh hoạt giữa giờ của học sinh Trường THCS Lê Qúy Đôn (Cầu Giấy - Hà Nội)
Một buổi sinh hoạt giữa giờ của học sinh Trường THCS Lê Qúy Đôn (Cầu Giấy - Hà Nội)
TPO - Bộ GD&ĐT thừa nhận việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên còn nhiều hạn chế. Nhiều sinh viên dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng Internet, game online, mạng xã hội nên ngại tham gia hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống. 

Sáng 27/12, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTG của Thủ tướng phê duyệt đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020", Bộ GD&ĐT thừa nhận,  việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên còn nhiều hạn chế. Trong đó, việc bố trí cán bộ làm nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống ở một số trường chưa đảm bảo. Nhiều sinh viên dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng Internet, games online, mạng xã hội nên ngại tham gia hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống. 

Theo báo cáo, sau 3 năm thực hiện đề án, đến nay các hoạt động tuyên truyền về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, llối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng được đẩy mạnh, hình thức triển khai phong phú. Trong các trường học, hình thức triển khai phong phú. Cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao năng lực để làm công tác Đoàn, Hội.

Tuy nhiên, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên vẫn còn nhiều hạn chế. Phải kể đến như một số địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch còn mang tính hình thức, chưa cụ thể hóa nội dung. 

Việc bố trí cán bộ làm nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống ở một số trường còn chưa đảm bảo, nhiều đầu mối. Một số trường, người phụ trách công tác này phải kiêm nhiệm nhiều việc, do đó công tác tham mưu, đề xuất chưa kịp thời, chưa nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh thiếu niên, học sinh. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên chưa đầy đủ.

Việc nắm thông tin, định hướng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho học sinh, sinh viên qua môi trường mạng gaowj nhiều khó khăn về nhân lực, tìa chính để duy trì, cập nhật thông tin, phân loại, xử lý còn hạn chế. Trong đó, nhiều sinh viên dành quá  nhiều thời gian cho việc sử dụng internet, games online, mạng xa xhooij nên ngại tham gia các hoạt động đoàn thể, hoạt động  giáo dục đạo đức, lối sống. 

Vì vậy, trong giai đoàn 2018-2020, Bộ GD&ĐT cùng phối hợp các Bộ, ngành đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ quản lý và nhà giáo về vai trò, trách nhiệm, lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Tăng cường nêu các tấm gương người tốt, việc tốt, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng về xây dựng gia đình phòng chống bạo lực gia đình, gương mẫu trong giáo dục con trẻ.

Mỗi sự việc đều cảnh báo cho giáo viên

Trong bối cảnh, các trường học khắp nơi trên cả nước xảy ra nhiều sự việc đau lòng về bạo lực học đường, xâm hại tinh thần, cơ thể học sinh, bà Lê Thị Kim Ánh, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, điều quan trọng trước hết là tập huấn giáo viên và tạo môi trường thân thiện, thoải mái cho học sinh. Trong các buổi tập huấn đó, ngoài chia sẻ chuyên môn, nghiệp vụ, trường đều nêu các sự việc đáng tiếc ở các trường khác để cảnh báo giáo viên không vi phạm.

Có mặt trong giờ giải lao của trường, PV được chứng kiến một buổi tập thể dục với nhiều động tác vận động vui nhộn. Thông qua các động tác vận động này, học sinh được kết nối và làm ấm cơ thể, tạo hứng khởi cho giờ học tiếp theo. Đó là hoạt động hàng ngày mà học sinh toàn trường này hào hứng tham gia.

Bà Ánh chia sẻ, trường có hơn 2.000 học sinh, ở lứa tuổi nhạy cảm, do đó từ ngoài phòng tham vấn học đường, trường thường chuyên mời chuyên gia về nói chuyện trước toàn trường theo chuyên đề như: Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thành Nhân nói về thái độ ứng xử với thầy cô, cha mẹ; trách nhiệm của người học sinh, tình yêu thương. Sau các buổi nói chuyện với chuyên gia, học sinh vừa có kiến thức vừa vỡ ra được nhiều điều mà thầy cô bình thường không làm được.

Theo bà Ánh, khi học sinh phải đối mặt với nhiều nguy cơ thì nhà trường cần trang bị kiến thức để các em phòng tránh, kể cả nguy cơ bạo lực, xâm hại tình dục. Trường cũng đưa ra bộ quy tắc ứng xử, nội quy học sinh và sau khi tuyên truyền yêu cầu học sinh, phụ huynh cam kết không vi phạm. Giáo viên cũng được chuyên gia tập huấn để nhận diện các dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục, sử dụng ma túy…

Tuy nhiên, bà Ánh cũng cho rằng, mặc dù Bộ GD&ĐT đã “nhìn xa trông rộng” khi năm 2015 đưa đề án tăng cường giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020 vào nhà trường. Tuy nhiên, điều cốt lõi là phòng tham vấn học đường hiện nay lại chưa có vị trí việc làm. Vì vậy, giáo viên, ban giám hiệu đang phải thay nhau làm việc thay cho chuyên gia. Đây là điều bất cập mà trong thời gian tới nếu có thể đào tạo và bố trí vị trí việc làm cho chuyên gia tham vấn tâm lý trường học sẽ đạt hiệu quả cao cho cả thầy và trò.

MỚI - NÓNG