Sữa học đường quốc gia phải tươi và sạch

Chương trình Sữa học đường nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt đã chính thức được triển khai trên toàn quốc. Đây là thông tin quan trọng được các bậc phụ huynh trên cả nước đặc biệt quan tâm trong những ngày đầu năm học mới. 

Nhiều ý kiến, bình luận và góp ý của các chuyên gia, nhà trường và các bậc phụ huynh đã được đưa ra trong chương trình giao lưu tọa đàm Sữa tươi học đường – Vì Tầm Vóc Việt phát sóng tối qua lúc 20h10 trên Khênh truyền hình O2TV - VTVcab.10

Với mục tiêu cải thiện dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học, giảm tỉ lệ trẻ ở độ tuổi học đường bị suy dinh dưỡng, thấp còi.   Chương trình Sữa học đường quốc gia đã chính thức được triển khai từ năm học 2016-2017 trên toàn quốc. Đây là Chương trình chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng học đường đã được triển khai ở hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới. Tại Việt Nam chương trình đã chạy thí điểm từ năm 2008 và tiến hành khảo nghiệm chuyên sâu tại Nghĩa Đàn Nghệ An với sự phối hợp của Bộ Y Tế, Viện dinh dưỡng quốc gia và Tập đoàn TH với kết quả hết sức tích cực

Để đưa chương trình sữa tươi học đường thành công thì theo các chuyên gia dinh dưỡng không chỉ đạt về số lượng nguồn cung ứng mà quan trong hơn nữa là phải có nguồn sữa tươi đạt chuẩn.

Tại buổi toạ đàm: Sữa tươi học đường – Vì tầm vóc Việt, do kênh 02 TV tổ chức vào ngày 05 - 06/09 vừa qua đã nhận được sự quan tâm lớn của hầu hết các bậc phụ huynh bởi hiện nay trên thị trường đang có hai loại sữa là sữa hoàn nguyên và sữa tươi, trong khi đó giá trị dinh dưỡng của sữa tươi là đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng phụ huynh không thể phân biệt được do sự mập mờ của nhà sản xuất.

Hầu hết phụ huynh đều mong muốn con em mình sẽ được sử dụng nguồn sữa tươi sạch được bổ sung đầy đủ vi chất. Buổi tọa đàm có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực ý tế, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em trong nước và quốc tế. Đặc biệt lần đầu tiên các trường học đã công khai lấy ý kiến của phụ huynh học sinh về quy trình thực hiện và các biện pháp kiểm soát chất lượng sữa tươi học đường trong trường học. Khẳng định sự minh bạch của chương trình  và quyết tâm mạnh mẽ của toàn xã hội đối với sự nghiệp trồng trồng người của dân tộc.

Một số hình ảnh trong chương trình :

Sữa học đường quốc gia phải tươi và sạch ảnh 1

PGS, Tiến sỹ Lê Thị Hợp – Nguyên Viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia nói về tầm quan trọng của chương trình Sữa tươi học đường quốc gia đối với việc cải thiện chiều cao và tầm vóc người Việt Nam

Sữa học đường quốc gia phải tươi và sạch ảnh 2

Các chuyên gia nói về vấn đề kiểm soát chất lượng sữa tươi học đường  và nguồn vốn  cần  để triển khai chương trình trên toàn quốc.

Sữa học đường quốc gia phải tươi và sạch ảnh 3
Sữa học đường quốc gia phải tươi và sạch ảnh 4

 Bà Thái Hương – Chủ tịch tập đoàn TH nói về chặng hành trình làm ra Sữa tươi học đường đạt chuẩn đầu tiên được Bộ Y Tế công nhận thông qua quá trình khảo nghiệm bài bản ở 3600 học sinh tại Nghĩa Đàn  - Nghệ An.

Sữa học đường quốc gia phải tươi và sạch ảnh 5

Trang trại TH  nơi sản xuất ra những ly Sữa tươi học đường đạt chuẩn đầu tiên ở Việt Nam

Sữa học đường quốc gia phải tươi và sạch ảnh 6

Đại diện phụ huynh học sinh cùng ban giám hiệu trường Nguyễn Tri Phương công khai các tiếu chí và phương thức lựa chọn sản phẩm sữa tươi học đường đạt chuẩn cho hóc sinh trong trường.

Sữa học đường quốc gia phải tươi và sạch ảnh 7
Sữa học đường quốc gia phải tươi và sạch ảnh 8
Sữa học đường quốc gia phải tươi và sạch ảnh 9

 Sự tham gia hưởng ứng nồng nhiệt của các em học sinh trong ngày đầu năm học mới trên mọi miền tổ quốc.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.