Tăng sinh hoạt phí lần hai cho lưu học sinh Việt Nam

Tăng sinh hoạt phí lần hai cho lưu học sinh Việt Nam
TPO - Từ 1/1/2008, Chính phủ sẽ tăng sinh hoạt phí cho lưu học sinh du học nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Lưu học sinh Việt Nam ở các nước Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản được cấp sinh hoạt phí cao nhất: 1.000 USD/tháng.

> Sinh hoạt phí chậm, lưu học sinh ở Nga khốn đốn
> Vì sao LHS Việt Nam hay bị chậm sinh hoạt phí?
> Xem xét cấp sinh hoạt phí cho LHS bằng tiền bản tệ

Tăng sinh hoạt phí lần hai cho lưu học sinh Việt Nam ảnh 1
Sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế tại CHLB Đức. Ảnh: Trương Minh Huy Vũ.

Theo Thông liên tịch vừa được Bộ Tài chính - GD&ĐT và Ngoại giao ban hành, lưu học sinh được tuyển chọn theo Đề án 322, Đề án Đào tạo công dân Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn chuyển đổi nợ với Liên bang Nga và theo diện Hiệp định, đều được tăng mức chi sinh hoạt phí.

Cụ thể, sinh hoạt phí của lưu học sinh Việt Nam ở những nước Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, tăng từ 860 USD lên 1.000 USD/tháng.

Sinh hoạt phí cấp cho lưu học sinh Việt Nam ở Trung Quốc tăng từ 320 USD lên 350 USD/tháng; LB Nga từ 270 USD lên 400 USD/tháng; Mông Cổ: tăng từ 110 USD lên 170 USD/tháng; Thái Lan: 300 USD/tháng (mức cũ là 270 USD/tháng), Philipin, Malaisia: tăng từ 250 USD lên 300 USD/tháng.

Ở các nước Ba Lan, Hungary, Ucraina, Bêlarútxia, sinh hoạt phí của lưu học sinh Việt Nam tăng từ 270 USD lên 400 USD/tháng; lưu học sinh ở Úc và New Zealand, mức sinh hoạt phí nâng lên 860 USD/tháng. Mức cũ ở hai nước này lần lượt là 620 USD và 500 USD/tháng. 

Lưu học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở các nước Tây Bắc Âu được nhận 740 euro/tháng.

Đây là lần tăng trợ cấp sinh hoạt phí lần thứ hai. Năm 2004, Chính phủ nâng mức trợ cấp cho lưu học sinh ở nước ngoài từ 8 - 24% (tương đương từ 20 - 120 USD).

Theo thông tư này, chỉ những lưu học sinh đang học tập tại các nước Tây Bắc Âu mới được chi trả sinh hoạt phí bằng đống euro (740 euro/tháng). Ở những nước còn lại, Bộ Tài chính chi trả bằng đồng đô la Mỹ.

Cũng theo Thông tư trên, sinh hoạt phí của lưu học sinh được tính toán để đảm bảo nhu cầu tối thiểu về sinh hoạt, gồm: tiền ăn, ở, chi phí đi lại hàng ngày, tiền tài liệu và đồ dùng học tập.

Sinh hoạt phí của lưu học sinh được cấp từ ngày nhập học đến ngày kết thúc thực tế, nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định của Bộ GD&ĐT. 

Đối với lưu học sinh đi học theo diện Hiệp định, nếu sinh hoạt phí được nước ký kết Hiệp định đài thọ thấp hơn mức sinh hoạt phí Nhà nước quy định thì được cấp bù phần chênh lệch (xem bảng phía dưới).

Dưới đây là chi tiết mức sinh hoạt phí của lưu học sinh theo Đề án 322, chuyển đổi nợ và theo diện Hiệp định:

Tên nước

 

(A)

Mức SHP toàn phần (USD;

EURO/1LHS/1tháng)

(B)

Mức cấp bù SHP
diện Hiệp định(USD/1LHS/1tháng

         (C)

 

Bằng đồng đôla Mỹ

Bằng  đồng EURO

Bằng đồng đô la Mỹ

Ấn Độ

350

 

          250-350

Trung quốc

350

 

 244

Đài Loan

350

      

 

Campuchia, Lào

170

 

70

Mông Cổ

170

      

120

Hàn Quốc, Singapore, Hôngkông

500

 

 

Tháilan, Philipin, Malaisia

300

 

 

Ba Lan

400

     

400

Bungary

400

     

337

Hungary

400

     

119-336

Séc

400

  

70

Slôvakia

400

  

93

Rumani

400

 

350

Ucraina, Bêlarútxia

400

 

380

Nga

400

 

350

 Cuba

170

 

165

Các nước Tây Bắc âu

 

      740

 

Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản

1.000

 

 

Úc, New Zealand

860

 

 

Ai cập

450

 

            400

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.