Tất bật cùng sĩ tử

Giáo dân ở giáo xứ Xây Dựng dọn chỗ đón thí sinh Ảnh: Quang PhươngƯ
Giáo dân ở giáo xứ Xây Dựng dọn chỗ đón thí sinh Ảnh: Quang PhươngƯ
TP - Đến hẹn lại lên, những người thành phố tốt bụng lại dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị phòng ốc để đón sĩ tử từ các tỉnh lên.

> Sĩ tử 'choáng' vì chủ nhà trọ 'hét' giá cao

Nhà thờ, nhà chùa cũng xắn tay vào cuộc cùng sĩ tử. Tại bến xe, bến tàu, các ngả đường trọng điểm… các sinh viên tình nguyện (SVTN) túc trực ngày đêm để tiếp sức mùa thi.

Trắng đêm chờ sĩ tử

Một giờ sáng 1-7, trời mưa lâm râm, không khí se lạnh khiến người ta chỉ muốn trùm chăn an giấc. Hàng trăm SVTN tại bến xe miền Đông - TPHCM đã thức dậy để chuẩn bị cho một ngày tiếp sức mới.

Hàng chục chiếc xe từ các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Đắk Lắk… vừa cập bến, họ đón ngay trước cửa lên xuống để “không bỏ lọt thí sinh nào”. Để kịp giờ tiếp sức sĩ tử, nhiều SVTN ngủ lại bến xe.

Xuống xe lúc 3 giờ sáng, bạn Nguyễn Thị Thanh Hiền (Ninh Thuận) thi vào trường ĐH Kinh tế TPHCM xúc động: “Ở quê cũng xem trên tivi thấy các anh chị SVTN tiếp sức nhưng vào đây em càng bất ngờ khi thấy các anh chị thức trắng cả đêm để tư vấn, chỉ dẫn cho chúng em”.

Tại ga Sài Gòn, các SVTN cũng “trắng đêm cùng sĩ tử”. Phạm Sa Lin, đội phó đội SVTN tại ga Sài Gòn cho biết: “Toàn đội đã động viên nhau ngủ lại ga”. Nơi ngủ là các dãy hàng nghế inox dành cho hành khách hàng ngày ngồi chờ mua vé, chờ tàu. Các chuyến tàu vừa đến, hành khách vừa bước ra thì hai bên cánh cửa, các SVTN đã xếp thành hai hàng ngay ngắn để… chờ tư vấn mùa thi.

Kê giường, dọn nhà đón thí sinh

Nhiều người làm công việc này như là hoạt động thường niên. Những ngày vừa qua, cô Nguyễn Thị Như Hòa (430/34, Điện Biên Phủ, Bình Thạnh) lau chùi lại chiếc quạt máy, giặt mền, gối…

Từ nhiều năm nay, cô luôn đón 6-7 thí sinh trong mỗi đợt: “Nhà cô tuy nhỏ thật nhưng mình thu dọn, giúp được em nào thì giúp, nhiều em đi thi không có tiền, phải ở nhờ chỗ này, chỗ kia thấy mà thương”.

Tương tự, gần 10 năm, căn nhà của vợ chồng lương y Cao Văn Đắc (14-16 Bà Hom, Q.6) đã là nơi tạm trú của hơn 20 thí sinh từ các tỉnh lên.

Cô Đỗ Thị Thu, vợ lương y Đắc tâm sự: “Ngày trước, mình cũng sống những tháng ngày cơ cực, lúc đi thi thì ngủ ngoài công viên chờ trời sáng. Bây giờ nhìn các cháu ở quê lên bơ vơ, lạc lõng là mình thấy thương, biết rằng các cháu có chí, muốn vươn lên nên mình đâu thể làm ngơ được”.

Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM, đến nay đơn vị này đã vận động được hơn 40.000 chỗ trọ, trong đó có khoảng 8.500 chỗ ở miễn phí.

Các giáo xứ, nhà thờ, nhà chùa… cũng mở rộng cửa để đón sĩ tử nghèo đến trọ: giáo xứ Xây Dựng (đường Bành Văn Trân, Q. Tân Bình), giáo xứ Tân Phước (đường Nguyễn Thị Nhỏ, Q. Tân Bình), chùa Pháp Bửu (Bến Chương Dương, Q.1), nhà dòng Don Bosco (quận Thủ Đức), nhà thờ Hòa Hưng (104 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10), nhà thờ Hà Đông (530 Thống Nhất, P.16, Gò Vấp), nhà thờ Nam Hòa (35/40/9 Đường Đất Thánh, P.6, Tân Bình), nhà thờ Tân Châu (98/1 Trường Chinh, P.12, Tân Bình)…

Bao trọn gói 100 thí sinh khó khăn

Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM và Công ty CP Vận tải - Dịch vụ Du lịch Phương Trang tổ chức chương trình hỗ trợ thí sinh khó khăn, học giỏi.

100 thí sinh thuộc 5 tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre sẽ được đưa đón cả đi lẫn về và hỗ trợ ăn uống, chỗ ở suốt thời gian thi.

Sau khi có kết quả thi, nếu các thí sinh này đậu ĐH và theo học tại TPHCM thì Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM sẽ bảo trợ trong suốt thời gian học tập.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.