“Thay áo” dân lập sang tư thục

“Thay áo” dân lập sang tư thục
TP - Dư luận chờ đợi sự kiện các trường ĐHDL được “thay áo” sang tư thục. Đến ngày 21/2/2006, Bộ GD-ĐT đã họp bàn về việc xây dựng quy định, quy trình chuyển đổi.
“Thay áo” dân lập sang tư thục ảnh 1

Sinh viên trường Cao đẳng bán công Hoa Sen. Ảnh: SGGP

Được biết, trong tuần này Bộ sẽ hoàn thiện hồ sơ quy định, quy trình chuyển đổi (đã có ý kiến đóng góp của các trường ĐH, các bộ ngành có liên quan) để xin ý kiến các vụ một lần nữa, gửi xin ý kiến Bộ Tư pháp và đến ngày 5/3 trình CP.

Theo nguyên tắc chuyển đổi cơ bản, việc chuyển đổi từ trường ĐH DL  sang ĐHTT sẽ  đảm bảo bình đẳng, công bằng, công khai đối với mọi thành phần, chủ yếu liên quan đến tài chính; đảm bảo duy trì vốn để hoạt động; quyền lợi của những người tham gia Hội đồng quản trị trước đây; quyền lợi của giáo viên và học sinh...

2 loại trường này hoạt động theo 2 quy chế khác nhau về bản chất  cũng gây khó khăn cho chuyển đổi. Theo quy chế hoạt động trường ĐH TT, HĐQT phải là cổ đông góp vốn trong khi đối với ĐH DL có 5 thành viên không có vốn đương nhiên vẫn có thể nằm trong HĐQT, những thành viên  khác được bầu nhưng cũng không căn cứ vào vốn góp. Với trường tư thục có nhiều vốn góp thì có nhiều phiếu biểu quyết.

Vấn đề phức tạp hơn là tài sản, tiền nong, trường sở  của ĐHDL sẽ giải quyết như thế nào. Theo tin từ Bộ GD-ĐT, về nguyên tắc, các phần tài sản của trường phải được công khai, kể cả việc định giá tài sản: phần nào là vốn của cơ quan tài trợ, phần nào của Nhà nước, phần nào quà biếu tặng, phần nào vốn bổ sung từ kết quả hoạt động, từ lãi ngân hàng....

Sau khi xác định vốn mới tính đến  phần nào để trường tiếp tục hoạt động.  Khó  nhất trong vấn đề  chuyển đổi tài sản là các tài sản không chia. Theo quy chế  ĐHDL, tài sản tích lũy trong quá trình hoạt động thì không được chia (theo Quy chế 86).

Ông Phan Mạnh Tiến, Phó vụ trưởng Vụ ĐH - Sau ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết:  Một trong các hướng đưa ra hiện nay có vẻ thuận nhất là có thể sẽ  phải bán cho các cổ đông (có tính đến sự đóng góp của các thành viên HĐQT và những người có nhiều công lao đối với nhà trường) và sử dụng tiền đầu tư cho sự phát triển của nhà trường...

Những tài sản thuộc về  Nhà nước, theo quy định của Nghị quyết 05, và Nghị định 73 về XHHGD thì các TS đó vẫn được Nhà nước cho phép sử dụng theo các hình thức khác nhau: cho mượn, cho vay,  cho thuê.

Ông Tiến cho biết, về mặt đào tạo, NCKH, hợp tác quốc tế .. không có gì thay đổi lớn; về mặt con người như GV, CBCNV, nếu vẫn đóng y tế, bảo hiểm ... thì cũng được giải quyết đơn giản. Chỉ vấn đề con người trong HĐQT trường ĐHDL là đang khó giải quyết vì bản thân họ không có vốn đóng góp.

Tuy nhiên một hướng gợi ý là  có thể giải quyết theo mô hình cổ phần. Các vấn  đề vẫn còn đang được bàn thảo và theo tin từ Bộ GD-ĐT thì có thể các vấn đề chưa được giải quyết triệt để nhưng đến ngày 5/3 sẽ có phương hướng cụ thể.

Hiện có 19 trường ĐHDL trên cả nước. Theo dự kiến việc chuyển đổi này sẽ có thể kéo dài trong một vài năm do công tác định giá tài sản chiếm khá nhiều thời gian.

MỚI - NÓNG
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
TPO - Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng cơ chế về thuế hiện nay đang gây khó khăn trong việc hồi hương cổ vật. Theo đó, nhiều chuyên gia đề xuất miễn thuế hoàn toàn để mở rộng con đường hồi hương cổ vật. Đây là thông tin được đưa ra tọa đàm góp ý Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức ngày 28/3.