Thầy giáo trẻ và công trình đoạt giải VIFOTEX 2005

Thầy giáo trẻ và công trình đoạt giải VIFOTEX 2005
Mới vào nghề được hơn 2 năm song Nguyễn Xuân Cương - Giáo viên dạy môn kỹ thuật công nghiệp ở trường THPT Thường Tín (Hà Tây) đã "nổi tiếng" bởi lòng yêu nghề và giải thưởng cho mô hình mang tên "Bộ ly hợp ma sát".
VIFOTEX là giải thưởng do Bộ Khoa học Công nghệ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức dành cho những sáng chế, nghiên cứu xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống.

Sau khi tốt nghiệp khoa Kỹ thuật (Đại học Sư phạm Hà Nội) về giảng dạy ở trường THPT huyện Thường Tín thầy Cương luôn trăn trở trước thực trạng hầu hết học sinh đều "ngán" môn kỹ thuật công nghiệp.

Nhiều bài học yêu cầu các em phải tiếp cận và làm quen với hệ thống máy có nguyên lý cấu tạo, hoạt động khá phức tạp song lại chỉ có minh họa bằng tranh kèm theo giáo trình nên các em khó tiếp thu.

Với mong muốn tìm phương pháp truyền đạt tốt nhất, nhanh và dễ hiểu nhất, cùng với việc thường xuyên đặt các câu hỏi mang tính gợi mở, kích thích khả năng sáng tạo của học sinh, tạo cho các em thói quen quan sát từ nhừng đồ dùng hàng ngày, thầy giáo trẻ Nguyễn Xuân Cương đã mày mò nghiên cứu, tìm tòi các nguyên liệu cũ từ các xưởng rèn, các điểm thu mua sắt vụn để cho ra đời nhiều mô hình giảng dạy trực quan sinh động.

Bộ ly hợp ma sát là mô hình cấu tạo của cơ cấu tách - nối hai trục quay có cùng một đường tâm, thường được đặt trong động cơ và hộp số. Mô hình này được thầy Cương nghiên cứu, chế tạo với 5 bộ phận chính khá rõ ràng gồm: bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ly hợp, đĩa ép và bàn đạp.

Toàn bộ mô hình được đặt trên giá đỡ bằng sắt gọn gàng, đảm bảo cả 3 yêu cầu cơ bản đối với dụng cụ giáo dục trực quan là: dễ thao tác, dễ quan sát và vận chuyển. Mô hình

Bộ ly hợp ma sát của thầy Cương phục vụ bài giảng trong chương trình lớp 11 vừa giúp học sinh hiểu bài nhanh, nắm chắc kiến thức nhờ độ phức tạp của bài học đã được giảm đáng kể thông qua mô hình trực quan.

Bên cạnh đó, trong giờ học, nhờ có thể tự mình tham gia vận hành, điều khiển động cơ nên các em học sinh rất thích thú, từ bỏ được ấn tượng đối với bộ môn kỹ thuật công nghiệp là " khô - khó- khổ" như trước đây.

Mô hình này đã được hội đồng chấm giải thưởng VIFOTEX năm 2005 đánh giá rất cao bởi tính thực tiễn và khả năng ứng dụng, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông.

Hiện nay, thầy Cương đang tiếp tục mày mò, nghiên cứu để hoàn thành một số mô hình phục vụ cho bài giảng như: mô hình bộ vi sai, mô hình động cơ truyền lực chính...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.