Thế kỷ XXI - 'kỷ nguyên châu Á', kỷ nguyên của ngành Đông phương học

Sinh viên ngành Đông phương học HUTECH tham gia phỏng vấn việc làm với doanh nghiệp lữ hành của Nhật Bản
Sinh viên ngành Đông phương học HUTECH tham gia phỏng vấn việc làm với doanh nghiệp lữ hành của Nhật Bản
Trong cuộc trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á, “trung tâm thế giới” dần dịch chuyển về phương Đông và nhân lực ngành Đông phương học trở thành mục tiêu tìm kiếm của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực.

Ngành Đông phương học - ngành học “phiêu lưu” qua các nền văn hóa - giờ đây không chỉ đầy niềm vui mà hoàn toàn có thể là cầu nối đưa bạn đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Học Đông phương học, nắm ngay xu hướng “dịch chuyển quyền lực” của thế giới

Thế kỷ XXI chứng kiến cuộc trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á. Nguồn nhân lực am hiểu ngôn ngữ, văn hóa phương Đông, nắm bắt được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa phương Đông là điều kiện cần để thúc đẩy phát triển kinh tế - đặc biệt là thông qua những sản phẩm văn hóa đầy hấp dẫn như du lịch, âm nhạc, phim ảnh,...

Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi bên bờ Thái Bình Dương, tình hình xã hội ổn định và quan hệ hợp tác tốt đẹp với rất nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam trở thành địa chỉ đầu tư giàu tiềm năng thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp châu Á nói riêng. Do đó, sinh viên ngành Đông phương học được xem là nguồn nhân lực “đắt giá”: các bạn có thể làm việc trong doanh nghiệp Việt Nam giao dịch với đối tác nước ngoài, làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài hay “vi vu” đến các quốc gia khác.

Am hiểu văn hóa, thành thạo ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Đông phương học có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, trở thành chuyên viên phụ trách thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc hay hướng dẫn viên trong các công ty du lịch lữ hành; làm việc trong mảng hành chính - văn phòng, truyền thông - marketing,... tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan ngoại giao, văn hóa, giáo dục.

Thế kỷ XXI - 'kỷ nguyên châu Á', kỷ nguyên của ngành Đông phương học ảnh 1

Với vốn ngoại ngữ và am hiểu về văn hóa Phương Đông, sinh viên Đông phương học có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

Vốn ngoại ngữ cũng là nền tảng cần thiết để sinh viên Đông phương học có thể trở thành phiên dịch, biên dịch tại các tòa soạn, nhà xuất bản, công ty dịch thuật hoặc nghiên cứu, giảng dạy tại tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng tìm kiếm cơ hội tiếp cận các nền giáo dục quốc tế với những chương trình học bổng hấp dẫn tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,...

“Học Đông phương học là học cả tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật phải không?”

Đây chính là nỗi lo số 1 của nhiều thí sinh khi đứng trước ngành Đông phương học, ngành này phạm vi rộng thế mà? Nhưng đừng lo lắng nhé, bạn sẽ không phải “gánh” quá nhiều như thế đâu. Lựa chọn ngành Đông phương học, đầu tiên, các bạn sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, kiến thức tổng quan về văn hóa - xã hội, kinh tế, ngoại giao của các quốc gia phương Đông nói chung, đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á. Tùy theo sở thích, nguyện vọng, bạn sẽ chọn một chuyên ngành - gắn với một quốc gia cụ thể, như Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học - để học tập chuyên sâu, gồm ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao.

Thế kỷ XXI - 'kỷ nguyên châu Á', kỷ nguyên của ngành Đông phương học ảnh 2

Tùy theo sở thích, nguyện vọng, bạn có thể chọn một chuyên ngành gắn với một quốc gia cụ thể khi học ngành Đông phương học (Ảnh: Sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học của HUTECH)

Chẳng hạn như với chuyên ngành Trung Quốc học, bạn sẽ được đào tạo tiếng Trung, văn hóa - xã hội, kinh tế, chính trị,... Trung Quốc đương đại. Bên cạnh ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành, các bạn cũng được trang bị nhiều kỹ năng bổ trợ như biên dịch, phiên dịch, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ ngoại giao để có thể linh hoạt làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nên đừng lo nhé, không phải là cứ học Đông phương học là sẽ phải học tiếng của tất cả các nước phương Đông, cũng không phải là “chỉ biết tiếng thôi chả biết gì” đâu!

Thêm một lưu ý nho nhỏ nữa, ngành Đông phương học thuộc nhóm Khoa học xã hội & Nhân văn nên những trường đại học uy tín trong đào tạo nhóm ngành này chắc chắn sẽ là ưu tiên hàng đầu khi chọn học ngành Đông phương học. Tùy theo định hướng và thế mạnh đào tạo, mỗi trường đại học cũng sẽ có những điểm khác biệt mà các bạn sinh viên tương lai nên quan tâm. Một số địa chỉ như trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn - ĐHQG TP.HCM hay ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) là những gợi ý đáng tham khảo cho các bạn trẻ yêu thích ngành học này.

Thông tin xét tuyển ngành Đông phương học tại một số trường Đại học:

- Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG-HCM: Xét tuyển các tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh), D04 (Toán, Văn, Tiếng Trung), D14 (Văn, Sử, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc Xét kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG-HCM.

- Trường Đại học HUTECH: Xét tuyển các tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh), D15 (Văn, Địa, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc xét tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 trở lên; hoặc xét kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG-HCM; hoặc kỳ thi tuyển sinh riêng của HUTECH.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.