Thi một lần, được bảo lưu kết quả đến 5 năm

Thi một lần, được bảo lưu kết quả đến 5 năm
TP - Theo đề án "Kỳ thi THPT quốc gia" của Bộ GD&ĐT, thí sinh chỉ cần thi một lần và được bảo lưu kết quả để đăng ký xét tuyển sinh trong vòng 3 năm đối với ĐH, CĐ và 5 năm đối với trung cấp. Đề án đang được trưng cầu ý kiến để bắt đầu thực hiện từ 2009.
Thi một lần, được bảo lưu kết quả đến 5 năm ảnh 1
Đề án của Bộ GD&ĐT khó thực hiện trong năm 2009?

Đề án “Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia” (THPT QG), tức là một kỳ thi chung sẽ được tổ chức với tên gọi mới nhằm cung cấp kết quả chính xác để công nhận tốt nghiệp THPT và  làm 1 căn cứ quan trọng để xét tuyển vào ĐH, CĐ, trung cấp.

Kỳ thi này được tổ chức nghiêm túc như kỳ thi tuyển sinh  trong giai đoạn 2002-2007, thực hiện giải pháp 3 chung. 

Thời gian tổ chức kỳ thi này sẽ là tháng 6 hàng năm tại các tỉnh, thành phố. Đối tượng dự thi kỳ thi này là thí sinh (trong nước, ngoài nước) học xong lớp 12 THPT hoặc tương đương, có mục đích được công nhận tốt nghiệp THPT; thí sinh có mục đích vừa được tốt nghiệp THPT, vừa được xét tuyển vào ĐH, CĐ, trung cấp; thí sinh dự thi chỉ có mục đích được xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC.

Kỳ thi sẽ tổ chức thi nhiều môn trong số các môn học ở trung học phổ thông để thí sinh lựa chọn theo mục đích riêng và mở rộng điều kiện để các trường ĐH, CĐ, TC xét chọn phù hợp với từng ngành đào tạo. Trước mắt trong một số năm đầu tổ chức thi 8 môn, gồm:

Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Những năm sau có thể thi thêm các môn khác như Tin học, Giáo dục công dân… thuộc chương trình phổ thông.

Trong một số năm đầu, những thí sinh không được học môn Ngoại ngữ (hoặc môn học Ngoại ngữ không đủ thời gian quy định) được thi môn khác thay thế. 

Số môn thí sinh phải thi để được công nhận tốt nghiệp THPT, ngoài các điều kiện về học lực và hạnh kiểm, là 6 môn bao gồm 3 môn công cụ chung bắt buộc đối với tất cả các thí sinh (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ) và 3 môn còn lại do mỗi thí sinh tự quyết định trong số các môn còn lại của kỳ thi.

Việc tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ, TC sẽ dựa vào khung này để tiến hành theo 1 trong các phương án sau: Các trường lấy kết quả thi của thí sinh trong kỳ thi QG gồm 3 môn văn hóa đối với ĐH, CĐ, 2 môn đối với TC (môn thi cụ thể được nhân hệ số hoặc quy định điểm tối thiểu đối với môn cần thiết;

Các trường phải lấy kết quả thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia gồm thi 2 môn văn hóa đối với ĐH, CĐ, 1 môn văn hóa đối với TC và môn năng khiếu do trường ra đề và tổ chức thi tại trường; môn thi có thể được nhân hệ số hoặc quy định điểm tối thiểu đối với môn cần thiết nhất;

Để tuyển sinh ĐH, CĐ đối với những ngành có yêu cầu đặc biệt, như quân sự đặc thù, sư phạm ngoại ngữ, báo chí, đối ngoại, chương trình đào tạo tiên tiến... do trường đề xuất và được Bộ GD&ĐT chấp thuận: trường chọn số thí sinh được sơ tuyển tối đa bằng 1,5 lần số chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, phải dự thi tại trường ĐH, CĐ bài thi tự luận, hoặc vấn đáp, hoặc thực hành... của 1 môn thi do trường quy định và ra đề.

Đề thi đối với các môn thi Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ sẽ được ra  theo hình thức trắc nghiệm; Môn Ngữ văn phối hợp tự luận và trắc nghiệm; Môn Toán thi 90 phút, các môn khác mỗi môn thi 60 phút.

Nội dung kiến thức của đề thi phải đảm bảo cho đạt được mục đích của kỳ thi THPT quốc gia nên  trong đề thi có khoảng 60% số điểm ứng với nội dung ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT để công nhận tốt nghiệp và  khoảng 40% số điểm ứng với nội dung trong chương trình THPT nhưng khó hơn, để phân loại trình độ, xét tuyển sinh.

Bảo lưu kết quả thi là việc thí sinh dự thi có thể được phép ngay cả khi không được công nhận tốt nghiệp. Thí sinh sẽ  được cấp chứng chỉ từng môn và được bảo lưu những môn có điểm từ 5 trở lên trong vòng 3 năm.

Trong thời gian đó, thí sinh có thể thi những môn còn lại để được công nhận tốt nghiệp, nếu thi đạt. Thậm chí thí sinh được bảo lưu kết quả điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển sinh trong vòng 3 năm đối với ĐH, CĐ và 5 năm đối với TC. Trong thời gian đó, thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ, TC mà không phải dự thi hoặc có quyền dự thi ở kỳ thi THPT quốc gia tiếp theo để nâng cao kết quả. 

MỚI - NÓNG
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo giải quyết kiến nghị về sổ đỏ của 500 hộ dân Sóc Sơn
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo giải quyết kiến nghị về sổ đỏ của 500 hộ dân Sóc Sơn
TPO - Về việc 500 hộ gia đình có nhu cầu cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nhiều năm chưa thể thực hiện do vướng điều chỉnh quy hoạch Sân bay Nội Bài, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát lại các quy định, sớm giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.