Thi THPT quốc gia 2020: Thi cả phần học trên truyền hình?

Đề thi THPT quốc gia năm nay nên đưa nội dung, kiến thức học online, truyền hình vào hay không đang có nhiều ý kiến khác nhau
Đề thi THPT quốc gia năm nay nên đưa nội dung, kiến thức học online, truyền hình vào hay không đang có nhiều ý kiến khác nhau
TP - Các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục nói rằng, tinh giản chương trình hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, nhưng đưa nội dung dạy học trên truyền hình vào đề thi THPT quốc gia như thế nào phù hợp còn nhiều ý kiến tranh cãi.

Không đồng đều

Thầy Lương Ngọc Huy, Tổ trưởng Tổ Toán, Trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên (Hà Nội), cho rằng, hiện nay, các nội dung dạy học trên truyền hình chủ yếu là các bài học mới tiếp nối học ở trường. Điều mà thầy lo ngại chính là số lượng học sinh tiếp thu cũng như tham gia không đồng đều.

Vì học không tập trung, phụ thuộc ý thức tự giác của học sinh, khó có thể kiểm soát số lượng thực tế các em học được bao nhiêu. Trong khi đó, nhiều học sinh không có ý thức tự giác học tập. Học sinh ở trường, giáo viên yêu cầu phải điểm danh, ngoài ra còn giao thêm bài tập để làm nhưng kiểm soát chất lượng thực tế đến đâu hiện cũng khó.

Thầy Huy cho rằng, nếu ở môn Văn học, tinh giản có thể rành rọt không thi ở tác phẩm này, tác phẩm khác, còn các môn KHTN, đặc biệt là Toán, nội dung, kiến thức có tính liên quan đến nhau rất nhiều. Vì thế, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu để ra đề thi THPT quốc gia ở mức độ, ma trận thế nào cho hợp lý, ví dụ Bộ ra nhiều câu hỏi khó tập trung vào học kỳ I, còn học kỳ II, các câu hỏi chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản.

Thực tế, khi dạy một bài học, các em phải được tiếp thu, hiểu và có thời gian rèn luyện bài tập mới thành thạo. “Trong điều kiện học sinh nghỉ kéo dài như hiện nay, rõ ràng mức độ ảnh hưởng lớn. Học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận các bài học trực tuyến lại càng ảnh hưởng nhiều hơn”, thầy Huy nói.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội), nói rằng, không riêng học sinh mà nhiều phụ huynh cũng bày tỏ mong muốn, đề thi THPT quốc gia chỉ nên tập trung những phần các em được thực học trên lớp để đỡ thiệt thòi.

Dù hiện nay, học trực tuyến hay truyền hình đều được công nhận nhưng rõ ràng mức độ tiếp thu, thời gian học giữa học sinh này và học sinh khác, địa phương này và địa phương khác triển khai khác nhau.

Địa phương điều kiện tốt, gia đình có điều kiện tốt sẽ đáp ứng việc học trực tuyến, truyền hình tốt hơn. “Vì thế, đề thi THPT quốc gia năm nay, Bộ nên chủ yếu tập trung lớp 11, học kỳ I lớp 12, nếu lấy học kỳ II, chỉ lấy mức độ dễ và cơ bản thì học sinh sẽ đáp ứng được”, bà Hằng nói.

Chuẩn bị nhiều phương án ứng phó

Tính đến thời điểm này, đã có khoảng 15 địa phương tổ chức ghi hình, dạy học trên truyền hình, chủ yếu cho học sinh cuối cấp, gồm lớp 9, lớp 12. Trong khi đó, hiện có 34 địa phương cho học sinh nghỉ học toàn bộ để phòng dịch, 29 địa phương vẫn cho học sinh THPT tới trường.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho rằng, cấu trúc, ma trận đề thi THPT quốc gia năm nay Bộ nên bám sát chương trình đã tinh giản. Theo đó, những phần mở rộng, đào sâu kiến thức ở học kỳ II đã được lược bỏ sẽ không ra đề, còn những câu hỏi ở mức cơ bản thì học sinh sẽ đáp ứng được.

Để chuẩn bị kiến thức, nền tảng tốt cho học sinh ứng phó kỳ thi trong điều kiện hiện nay, ông Thành cho biết, địa phương đã lên nhiều phương án để không ở thế bị động. Trong đó, nếu học sinh đi học từ đầu tháng 4, các nhà trường được hướng dẫn tinh giản một phần kiến thức đơn giản như các khái niệm, hiện tượng mà các em có thể tự học và học trên truyền hình.

Phương án 2, nếu học sinh nghỉ học hết tháng 4, sẽ tinh giản hết cả những phần kiến thức mở rộng, nâng cao. Nếu học sinh xuất sắc muốn đạt điểm tuyệt đối khi đi học trở lại, nhà trường sẽ có kế hoạch bồi dưỡng thêm và các em tự học ở nhà.

Ngoài ra, những kiến thức có phần giao thoa, liên quan giữa các môn học trước đây có thể học 5-6 tiết thì nay thiết kế thành những chủ đề tích hợp liên môn thành 1- 2 giờ rút ngắn thời gian học, nhưng vẫn đảm bảo nội dung cốt lõi, không bị hổng hệ thống.

Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, ông Cao Xuân Hùng, nói: “Nếu dạy kiến thức mới trên truyền hình, trực tuyến, phải khảo sát 100% học sinh đủ điều kiện tham gia học mới dạy. Nếu có dạy, khi học sinh đi học trở lại phải rà soát, học bù, học thêm mới đảm bảo chất lượng để thi cử”.

Theo ông việc dạy học qua truyền hình hay trên mạng như hiện nay chỉ là giải pháp tình thế. Đa số các địa phương thực hiện trong khi thầy cô giáo chưa có kinh nghiệm, tự thiết kế tổ chức sẽ không có sự thống nhất.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho rằng, dù Bộ GD&ĐT đã kéo dài thời gian năm học nhưng chưa thể xác định bao giờ có thể quay lại trường học, trong khi việc học trên truyền hình do các địa phương tổ chức chỉ để duy trì không khí học tập, khó đánh giá được hiệu quả.

“Có địa phương làm, địa phương chưa triển khai trong khi cả nước dùng chung 1 chương trình, cuối cùng đi đến một kỳ thi THPT quốc gia nhưng nhưng đang để từng địa phương tổ chức học tập khác nhau chỉ là giải pháp thay thế”, ông Tùng nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng, nếu học đến đâu, thi đến đó thì sẽ không đảm bảo kiến thức để tốt nghiệp THPT và các trường ĐH tuyển sinh cũng khó đánh giá chất lượng. Theo đó, nếu học sinh tiếp tục nghỉ học kéo dài, tinh giản, rút ngắn chương trình cũng là một phương án.

Còn một phương án nữa là giảm tải môn học, trong chương trình GDPT mới, lớp 12 chỉ có 6 môn. Nếu áp dụng luôn cho học sinh lớp 12 năm nay, thì chỉ cần một nửa thời gian so với trước học sinh vẫn học hết chương trình các môn cơ bản, đảm bảo tốt nghiệp phổ thông.

 Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có chỉ đạo các Vụ, Cục chuyên môn đẩy nhanh tiến độ xây dựng, công bố đề thi tham khảo thi THPT quốc gia phù hợp việc tinh giản nội dung, chương trình học, làm cơ sở cho giáo viên, học sinh ôn luyện. Ông yêu cầu, các đơn vị rà soát, điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục, lựa chọn các chủ đề có thể tích hợp của từng môn học hoặc liên môn. Việc dạy học trên truyền hình, internet Bộ cũng sẽ ban hành quy định để các địa phương có cơ sở tổ chức dạy học, kiểm tra.
Hôm nay,  Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 Sở GD&ĐT để cùng thảo luận, thống nhất việc thực hiện dạy học trên truyền hình, internet đảm bảo tính đồng bộ.

MỚI - NÓNG
Ghép thận cứu bé gái mắc đột biến gen hiếm gặp
Ghép thận cứu bé gái mắc đột biến gen hiếm gặp
TPO - Lần đầu tiên tại Bệnh viện Nhi đồng 2, các bác sĩ vừa thực hiện thành công ca ghép thận cho một bé gái mắc hội chứng thận hư kháng thuốc có đột biến gen WT1 – một thể bệnh hiếm gặp. Đây là trường hợp có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư tuyến sinh dục và u Wilms (ung thư thận).
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)

Xung đột Israel - Iran: Nếu cứ lấy oán trả oán, oán sẽ cao như núi, vẫn sẽ còn đầu rơi máu chảy

TPO - Có rất nhiều diễn biến bất ngờ từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Iran hôm 13/6, sau đó được Mỹ tiếp sức với chiến dịch ném bom 3 cơ sở hạt nhân Iran. Đỉnh điểm của những bất ngờ là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng hai bên đã đạt được thoả thuận ngừng bắn trong 12 giờ.
Mất mặt và mất mát

Mất mặt và mất mát

TP - Sau loạt không kích dữ dội vào ba cơ sở hạt nhân của Iran tối 21/6, Mỹ chính thức nhảy vào cuộc chiến giữa Israel và Iran - một bước đi cực kỳ nguy hiểm có thể làm bùng phát xung đột khu vực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)

Ván cược nguy hiểm của Tổng thống Mỹ Trump

TPO - Việc Tổng thống Donald Trump quyết định ném bom các cơ sở hạt nhân của Iran được coi là canh bạc nguy hiểm, có thể dẫn đến việc xóa bỏ chương trình hạt nhân đã khiến nhiều đời tổng thống Mỹ đau đầu, nhưng cũng có thể kéo Mỹ vào một nguy cơ khác.
Giải mã kho tên lửa Iran và hệ thống phòng thủ Israel

Giải mã kho tên lửa Iran và hệ thống phòng thủ Israel

TPO - Ngày 13/6, Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạt nhân, kho tên lửa đạn đạo của Iran. Phía Iran cho biết nước này đã đáp trả các cuộc tấn công bằng việc phóng hàng trăm tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào nhiều thành phố lớn trên khắp Israel.
Tên lửa phóng từ Iran bị đánh chặn, nhìn từ Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng, ngày 18/6/2025. Ảnh: Reuters.

Ván bài sinh tử của Iran

TPO - Iran có thể chấp nhận bị tàn phá, nhưng không chấp nhận cúi đầu, dù đối mặt nguy cơ càng lúc càng tăng về sự can dự quân sự trực tiếp của Mỹ. Trung Đông đang ở trong những giờ phút nguy hiểm nhất kể từ cuộc chiến Iraq 2003.
Tướng Hossein Salami, chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel tại thủ đô Tehran của Iran, theo truyền thông nhà nước Iran ngày 13/6/2025. Ảnh: New York Times.

Xung đột cục bộ Israel-Iran biến thành đối đầu sinh tử, khu vực rơi vào cuộc chiến tàn khốc?

TPO - Cuộc không kích phủ đầu Iran ngày 13/6 của Israel không chỉ là bước leo thang quân sự, mà còn là một bước ngoặt địa chiến lược. Lần đầu tiên trong nhiều năm, hai cường quốc quân sự hàng đầu Trung Đông đã chính thức bước vào xung đột trực tiếp, xung đột cục bộ có thể biến thành đối đầu sinh tử.
Hình ảnh chụp từ UAV tấn công sân bay Nga trong chiến dịch Mạng Nhện. Ảnh: Overt Defense.

AI đang tái định hình chiến tranh hiện đại

TPO - Chiến dịch Mạng Nhện của Ukraine là minh chứng rõ ràng cho tác động sâu sắc của trí tuệ nhân tạo (AI) trong chiến tranh hiện đại, báo hiệu một kỷ nguyên mới – nơi thuật toán thay thế sĩ quan, và AI trở thành chiến binh thầm lặng.