Thi trắc nghiệm: Kìm hãm tư duy sáng tạo của học sinh

Thi trắc nghiệm: Kìm hãm tư duy sáng tạo của học sinh
TP - Thi trắc nghiệm là kiểm tra được sự học thuộc bài của thí sinh trên diện rộng và tiết kiệm được tiền chấm thi. Tuy nhiên, lại có khuyết điểm lớn là không kiểm tra được rõ sự hiểu bài của thí sinh.
Thi trắc nghiệm: Kìm hãm tư duy sáng tạo của học sinh ảnh 1
Việc thi trắc nghiệm cần được xem xét một cách nghiêm túc

Chính Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đề nghị xóa bỏ kiểu kiểm tra thuộc lòng.

Ông nói: Một kỹ sư thiết kế công trình được quyền mở tài liệu ra để tra cứu vậy tại sao ta cấm học sinh mở sách giáo khoa để tham khảo khi làm bài.

Như vậy Bộ trưởng đã nhấn mạnh yếu tố tư duy, hiểu bài trong quá trình dạy và đánh giá học sinh. Mà tư duy là sản phẩm của quá trình học và thi tự luận, còn học và thi trắc nghiệm thì có nhiều hạn chế đến tư duy sáng tạo của học sinh.

Muốn áp dụng thi trắc nghiệm  vào một lĩnh vực gì ta phải giải quyết thấu đáo sáng tỏ các điểm mạnh và yếu của nó.

- Điểm mạnh: Kiểm tra bài trên diện rộng.

- Điểm yếu: Không rèn luyện được tư duy diễn giải của học sinh tạo ra một số lượng khá lớn học sinh ngồi nhầm lớp do hưởng được điểm đoán mò. Phổ điểm thi không thực chất do điểm đoán mò đem  lại (không hiểu gì cũng được 2,5 điểm) từ đó không tạo ra được dư luận tích cực để những người lãnh đạo ngành giáo dục phải có trách nhiệm hơn.

Ta có thể áp dụng và không áp dụng thi trắc nghiệm trong các trường hợp sau:

- Kiểm tra lý thuyết. Ta có thể áp dụng thi trắc nghiệm trong trường hợp điểm lý thuyết nhỏ so với điểm số của toàn bài. Điều này là để hạn chế điểm đoán mò của thí sinh.

- Giải bài tập đòi hỏi tư duy sâu thì không thể áp dụng thi trắc nghiệm được.

- Hành văn không thể áp dụng.

- Các trường có nhiều học sinh khá giỏi thì không nên áp dụng thi trắc  nghiệm tránh để học sinh yếu hơn nhưng nhờ điểm đoán mò may mắn hơn mà chiếm chỗ của học sinh khá giỏi hơn nhưng đoán mò kém may mắn hơn, và kìm hãm khả năng tư duy vốn có của nhiều em.

Một điều chắc chắn rằng học và thi theo kiểu trắc nghiệm thì thành tích học sinh giỏi quốc tế của chúng ta, đặc biệt là môn toán sẽ tuột dốc.

Nhờ học và thi tự luận mà Việt Nam đã “qua mặt” được các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada trong nhiều cuộc thi toán quốc tế. Chúng ta cần phải tham khảo thêm vì sao các đoàn của Nga, Trung Quốc luôn dẫn đầu trong cuộc thi toán quốc tế này dù họ không phát triển bằng các nước Mỹ và phương Tây.

Ở đây có vai trò của phương pháp học và thi tự luận hay không. Ở Việt Nam thì đã rõ.

Hơn nữa bản chất trí tuệ của dân tộc ta là bản chất tư duy sáng tạo. Chúng ta đánh thắng đế quốc Nguyên Mông mạnh nhất thế giới nhờ sáng tạo, cách đánh vườn không nhà trống.

Nếu ta cứ bắt chước theo kẻ địch thì cục diện chiến tranh có thể thay đổi. Ta vận dụng sáng tạo tư tưởng Mác-Lênin không giáo điều để đánh thắng giặc ngoại xâm và phát triển sáng tạo đường lối kinh tế hiện nay.

Tôi chưa thấy một báo cáo cụ thể minh bạch nào của Bộ GD&ĐT về sự ứng dụng thi trắc nghiệm ở các nước. Họ thi trắc nghiệm trong trường hợp nào, kết hợp với thi tự luận ra sao, chưa có.

Chỉ có thư của các em du học sinh gửi  về nói rằng ở bên đó người ta cũng  kết hợp thi trắc nghiệm có mức độ với thi tự luận chứ không áp dụng thi trắc nghiệm đại trà.

Điều đó chứng tỏ họ cũng nhìn thấy được những khuyết điểm quan trọng của thi trắc nghiệm.

Tôi hoàn toàn nhất trí với đề nghị của nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Lê Văn Giạng rằng Bộ GD&ĐT cần lưu ý luận điểm thi kiểu gì thì học kiểu đó.

Bởi vậy chúng ta phải tiếp thu có chọn lọc, phải hiểu biết sâu sắc và có kiểm tra khảo cứu cẩn thận để có được một nền giáo dục phù hợp với bản chất tư duy sáng tạo của dân tộc ta và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước ta nhằm đào tạo nhiều nhân tài và nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.