Thủ tướng yêu cầu dừng các ngành đào tạo kém chất lượng
TPO - Kiên quyết với các trường hạ điểm chuẩn, vơ vét học sinh đầu vào thấp, mượn giáo viên cơ hữu, không đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng… không chấp nhận tình trạng chất lượng giáo dục ĐH thấp.

Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019-2020 được Bộ GD&ĐT tổ chức trực tuyến tại 63 điểm cầu, sáng nay 6/8.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đối với giáo dục ĐH, cần đẩy mạnh sắp xếp các trường sư phạm, tập trung vào các trường sư phạm trọng điểm; các trường khác có lộ trình làm vệ tinh trong bồi dưỡng giáo viên cho địa phương.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đối với giáo dục ĐH, cần đẩy mạnh sắp xếp các trường sư phạm, tập trung vào các trường sư phạm trọng điểm; các trường khác có lộ trình làm vệ tinh trong bồi dưỡng giáo viên cho địa phương.
Các trường sư phạm phải đào tạo sinh viên ra trường thành các nhà giáo dục chứ không phải thành thợ dạy; phải gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Tiến tới các địa phương chủ động đặt hàng các trường sư phạm trong việc đào tạo giáo viên cho địa phương mình, từ số lượng bao nhiêu, cơ cấu môn học thế nào và yêu cầu chuẩn trình độ năng lực, phẩm chất ra sao.
Các cơ sở giáo dục ĐH phải rà soát, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn, đảm bảo chất lượng và các điều kiện cho phát triển. “Kiên quyết với các trường hạ điểm chuẩn, vơ vét học sinh đầu vào thấp, mượn giáo viên cơ hữu, không đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng… không chấp nhận tình trạng chất lượng giáo dục ĐH thấp” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các trường ĐH “hữu danh vô thực”; trình Thủ tướng Chính phủ đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài; kiểm tra và dừng các ngành đào tạo có chất lượng kém, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chấn chỉnh nền giáo dục ĐH…; chỉ đạo khắc phục bất cập trong hệ thống giáo dục ĐH tốt hơn, có lộ trình bước đi rõ ràng hơn…
Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến việc tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cao. Không thể đào tạo những ngành mà xã hội không cần. Các trường ĐH và Bộ phải làm gì để mở ngành mới; Các trường ĐH kém chất lượng sẽ được kiểm định và có kế hoạch nâng cao chất lượng thế nào là những câu hỏi mà Thủ tướng đặt ra cho Bộ GD&ĐT trong thời gian tới.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ giáo dục sớm ban hành cơ chế chính sách cho các trường ĐH thực hiện tự chủ. Các bộ ngành, địa phương là cơ quan chủ quản của các trường ĐH phải có trách nhiệm củng cố hội đồng trường; không can thiệp hành chính vào hoạt động của nhà trường, làm tốt chức năng giám sát kiểm tra.
Các cơ sở giáo dục ĐH phải rà soát, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn, đảm bảo chất lượng và các điều kiện cho phát triển. “Kiên quyết với các trường hạ điểm chuẩn, vơ vét học sinh đầu vào thấp, mượn giáo viên cơ hữu, không đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng… không chấp nhận tình trạng chất lượng giáo dục ĐH thấp” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các trường ĐH “hữu danh vô thực”; trình Thủ tướng Chính phủ đóng cửa một số cơ sở kém chất lượng kéo dài; kiểm tra và dừng các ngành đào tạo có chất lượng kém, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chấn chỉnh nền giáo dục ĐH…; chỉ đạo khắc phục bất cập trong hệ thống giáo dục ĐH tốt hơn, có lộ trình bước đi rõ ràng hơn…
Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến việc tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cao. Không thể đào tạo những ngành mà xã hội không cần. Các trường ĐH và Bộ phải làm gì để mở ngành mới; Các trường ĐH kém chất lượng sẽ được kiểm định và có kế hoạch nâng cao chất lượng thế nào là những câu hỏi mà Thủ tướng đặt ra cho Bộ GD&ĐT trong thời gian tới.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ giáo dục sớm ban hành cơ chế chính sách cho các trường ĐH thực hiện tự chủ. Các bộ ngành, địa phương là cơ quan chủ quản của các trường ĐH phải có trách nhiệm củng cố hội đồng trường; không can thiệp hành chính vào hoạt động của nhà trường, làm tốt chức năng giám sát kiểm tra.
Cùng chuyên mục

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân bao giờ mở cửa trường trở lại?

Gần 1,7 triệu học sinh TPHCM chính thức quay lại trường học

Góc nhìn đa chiều về chương trình quốc tế học tại Việt Nam

Phụ nữ nước nào có chiều cao 'khủng' nhất thế giới

Trường đại học nào tổ chức thêm kỳ thi tuyển sinh riêng?

Điểm chuẩn lớp 10 các trường THPT công lập hai năm 2019 và 2020

Sinh viên vùng dịch, vùng có nguy cơ cao vẫn học online
