Tin hot giáo dục: Bà Quỳnh Anh tốt nghiệp hệ tại chức, loại trung bình

Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm thần tốc là điều dư luận xã hội quan tâm.
Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm thần tốc là điều dư luận xã hội quan tâm.
TPO - Bà Quỳnh Anh, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, từng được bổ sung qui hoạch vào chức vụ PGĐ Sở Xây dựng Thanh Hóa tốt nghiệp hệ tại chức, loại trung bình; Cô giáo nhốt bé 4 tuổi trong nhà vệ sinh rồi bỏ quên đến tối hay cần loại bỏ nhiều tiêu chuẩn chức dan GS, PGS không phù hợp là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Bà Quỳnh Anh vừa làm vừa học, tốt nghiệp loại trung bình

Hồ sơ lưu trữ tại ĐH Vinh cho thấy, bà Trần Vũ Quỳnh Anh theo học ngành tin học, hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức), học lực chỉ đạt mức trung bình, với 13 học phần điểm 5.

Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986) quê Thanh Hóa, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, từng được bổ sung qui hoạch vào chức vụ PGĐ Sở Xây dựng Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020 là cựu sinh viên ngành tin học, khóa 46 (2005 – 2009), dưới hình thức vừa làm vừa học tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Thanh Hóa do Đại học Vinh mở và đào tạo.

Tin hot giáo dục: Bà Quỳnh Anh tốt nghiệp hệ tại chức, loại trung bình ảnh 1

Bảng điểm của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, hệ tại chức vừa làm vừa học do Đại học Vinh mở.

Kết quả học tập toàn khóa của Trần Vũ Quỳnh Anh được lưu giữ tại trường Đại học Vinh có 50 học phần kéo dài trong 4 năm. Kết thúc khóa học, Trần Vũ Quỳnh Anh đạt kết quả trung bình với tổng điểm 6,36. Trong đó, có một học phần đạt điểm 9; sáu học phần đạt điểm 8;  13 học phần đạt điểm 5, còn lại các học phần khác có số điểm 6 và 7. Các học phần chuyên ngành tin học thì Quỳnh Anh chỉ đạt điểm trung bình. Cụ thể, học phần Tin học văn phòng 5 điểm; điện tử số 5 điểm; an toàn thông tin 5 điểm...

(Xem chi tiết tại đây)

Cô giáo nhốt bé 4 tuổi trong nhà vệ sinh và bỏ quên... đến đêm

Một cô giáo trường mầm non Hương Sơn, (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) phạt học sinh bằng cách nhốt trong nhà vệ sinh nhưng lại bỏ quên... đến đêm.

Sáng 28/3, chị Nguyễn Thị Thùy Dương, mẹ cháu Y (học sinh lớp 4B Trường mầm non Hương Sơn) cho biết, ngày 21/3 vừa qua, cô giáo H., giáo viên trường mầm non Hương Sơn đã nhốt con gái mình là cháu Y trong nhà vệ sinh để phạt cháu.

“Nguyên nhân của sự việc là do cháu cùng một bạn trong lớp đùa nhau. Cháu kia xô con tôi nên con tôi đã quay lại đẩy bạn. Đúng lúc đó, cô H nhìn thấy nên đã phạt con tôi bằng cách bắt đứng úp mặt vào nhà vệ sinh nhưng không phạt bạn kia”, chị Dương cho hay.

Theo lời tường thuật của chị Dương, khi tan học, bà nội của bé đến đón cháu nhưng không thấy cháu đâu, bà đã vội vã về nhà xem có ai đón cháu chưa nhưng không thấy cháu.

Gia đình quay lại trường tìm cháu Y nhưng không còn giáo viên nào ở trường vì lúc đó đã hết giờ làm việc và bảo vệ đang về để giao ca. Sau một hồi huy động mọi người tìm nhưng không thấy cháu bé, gia đình đã nhờ UBND xã Hương Sơn thông báo sự việc cháu bé mất tích lên loa phát thanh xã vào lúc 20h tối 21/3.

Chiều 28/3, lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho biết, đã tạm đình chỉ hai cô giáo Trường mầm non xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) để xác minh việc nhốt bé 4 tuổi vào nhà vệ sinh và để quên đến tối muộn.

Ông Đặng Văn Viện, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức cho biết, hiện nhà trường đã tạm đình chỉ công tác với cô Vương Thị Hương (chủ nhiệm lớp) và bà Vương Thị Loan (giáo viên phụ) lớp B5 do vi phạm quy chế chăm sóc trẻ.

Trong báo cáo của UBND xã Hương Sơn lên UBND huyện Mỹ Đức về sự việc xảy ra tại trường Mầm non Hương Sơn, ngày 21/3, tại lớp mẫu giáo B5 điểm trường khu vực Yến Vỹ do cô giáo Vương Thị Hương và Vương Thị Loan quản lý, giảng dạy, hai cô đã bỏ quên cháu Y ở lớp.

Chiều 23/3/2017, UBND xã Hương Sơn nhận được báo cáo bằng miệng của bà Đồng Thị Mạnh - Hiệu trưởng trường Mầm non Hương Sơn về sự việc này. Sau đó giáo viên nhà trường đã nhận khuyết điểm với gia đình.

(Xem chi tiết tại đây)

Không thu phí dự thi đối với tất cả thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn cơ chế tài chính Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và tuyển sinh đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy.

Theo đó, các sở giáo dục và đào tạo không thu phí dự thi đối với tất cả các đối tượng thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 (kể cả học sinh đăng ký thi thêm các môn xét tuyển vào đại học, cao đẳng).
Ngân sách địa phương bố trí kinh phí để tổ chức kỳ thi, kể cả kinh phí chi trả cho cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng được Bộ điều động về địa phương tham gia tổ chức kỳ thi.

Trong khi đó, mức thu, sử dụng phí dự thi, dự tuyển đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên thì các khoản phí dự thi, kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2017 chuyển sang cơ chế giá thị trường. Mức giá dịch vụ dự tuyển đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy năm 2017 được quy định như sau: Mức thu tối đa là 30.000 đồng/nguyện vọng (áp dụng cho tất cả các nguyện vọng).

(Xem chi tiết tại đây)

Tin hot giáo dục: Bà Quỳnh Anh tốt nghiệp hệ tại chức, loại trung bình ảnh 2

Dự thảo tiêu chuẩn chức danh GS, PGS: Cần loại bỏ nhiều tiêu chuẩn không phù hợp

Viện Toán học vừa có văn bản chính thức góp ý dự thảo quyết định ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS gửi đến ban soạn thảo Bộ GD&ĐT và Hội đồng chức danh GS  nhà nước.

Theo văn bản này, Viện Toán học đề nghị cần bỏ một số tiêu chuẩn không phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, bỏ yêu cầu viết sách. Viết sách, nhất là sách tốt, không phải là một việc dễ. Thế nhưng những lập luận trong dự thảo không chú ý đến đặc thù quan trọng nhất của các nhà xuất bản là lợi nhuận.

“Không ai ngăn cản được việc NXB in sách có chất lượng khoa học kém (cho dù hình thức có thể rất đẹp), miễn là sách đó không vi phạm các luật bản quyền, tiêu chí chính trị, thẩm mỹ, … Tác giả có thể in sách bằng chính tiền của mình, mà không vi phạm bất cứ qui định nào” – văn bản viết.

Chính vì lường trước nguy cơ đó, các bộ tiêu chuẩn luôn đòi hỏi “được Hội đồng khoa học do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập thẩm định và sử dụng để đào tạo từ trình độ đại học trở lên”. Trên thực tế, đòi hỏi này chỉ gây thêm phiền hà (đối với sách viết chân chính), chứ không làm giảm bớt số đầu sách kém chất lượng; bởi vì nhiều khi chính các thủ trưởng cơ sở giáo dục cũng phải viết sách để đăng kí chức danh. Đó là chưa kể qui định này còn dẫn tới bắt ép sinh viên học theo các giáo trình do giảng viên cơ sở đó tự viết, mà không ai có thể kiểm soát chất lượng.

Bỏ yêu cầu bắt buộc hướng dẫn Nghiên cứu sinh, thạc sĩ

Phần lớn các nơi trên thế giới, người ta xem việc được hướng dẫn nghiên cứu sinh là một quyền của người được phong học hàm. Đây không phải là quyền lợi vật chất mà là quyền lợi tinh thần.

Đưa yêu cầu hướng dẫn NCS thành tiêu chuẩn bắt buộc không chỉ trái thông lệ quốc tế, mà còn có thể dẫn đến tình trạng đào tạo non, chẳng hạn cho trò đứng tên cùng cho nhanh được bảo vệ, hoặc cho trò bảo vệ khi nội dung luận án chưa thật tốt.

(Xem chi tiết tại đây)

MỚI - NÓNG