Tin hot giáo dục: Bảng xếp hạng đại học gây nhiều tranh cãi

Theo bảng xếp hạng này ĐH Quốc gia HN đứng vị trí số 1
Theo bảng xếp hạng này ĐH Quốc gia HN đứng vị trí số 1
TPO - Bảng xếp hạng đại học đầu tiên của một nhóm nghiên cứu độc lập gây nhiều tranh cãi; Không có chuyện nhập khẩu chương trình giáo dục của Phần Lan; Giảng viên ngành Y phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh...

Lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng đại học: Trường nào dẫn đầu?

Trong lần đầu công bố, nhóm xếp hạng đại học Việt Nam đã xếp hạng 49 trường đại học có đầy đủ thông tin nhất trong số dữ liệu hơn 100 trường mà nhóm thu thập được từ năm 2014.

Theo nhóm chuyên gia độc lập này, ba nhóm tiêu chí dùng để xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với các trọng số tương ứng khác nhau, được thiết kế thông qua thảo luận nội bộ và tham khảo các bảng xếp hạng đã có trên thế giới. 

Theo đó, hai nhiệm vụ chính của nhà trường, bao gồm đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đánh giá là quan trọng như nhau, nên mỗi bên đều chiếm 40% trọng số. Tuy nhiên, để có thể làm tốt được việc đào tạo và nghiên cứu thì cơ sở vật chất, chất lượng quản trị nhà trường, cũng có đóng góp quan trọng, do đó chiếm 20% trọng số còn lại.(Xem chi tiết tại đây)

Xếp hạng đại học: Các trường kinh tế thấp, có gì phải buồn

“Tôi tin lãnh đạo các trường đại học định hướng giảng dạy sẽ không bị bảng xếp hạng này ảnh hưởng đến chiến lược, tầm nhìn của họ. Họ có tầm nhìn riêng. Bảng xếp hạng này xếp hạng các đại học thiên về nghiên cứu”- Ông Phạm Hiệp, nhà nghiên cứu về giáo dục nhận định về bảng xếp hạng đại học Việt Nam vừa được công bố.

Bảng xếp hạng với 49 trường đại học ở Việt Nam do một nhóm chuyên gia độc lập công bố chiều 6/9 đã gây ngạc nhiên khi nhiều đại học trẻ "lên ngôi" trong khi các trường khối kinh tế nổi tiếng nằm ở vị trí trung bình.

PV Tiền Phong đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Hiệp, nhà nghiên cứu về giáo dục, hiện là nghiên cứu sinh tại ĐH Văn hoá Trung Hoa (Đài Loan, Trung Quốc) - ông Hiệp cũng là thành viên của Nhóm S4VN, cũng là một nhóm đã từng có công bố về xếp hạng đại học Việt Nam nhưng chỉ tập trung vào nội dung nghiên cứu khoa học. .(Xem chi tiết tại đây)

Tin hot giáo dục: Bảng xếp hạng đại học gây nhiều tranh cãi ảnh 1

22 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới

Ngày 5/9, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước tưng bừng dự lễ khai giảng đón chào năm học 2017 - 2018 với nhiều đổi mới. .(Xem chi tiết tại đây)

Giảng viên ngành Y phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.

Ngành đăng ký đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học; phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương, vùng, miền và cả nước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Việc mở ngành đào tạo đã được xác định trong phương hướng, kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo. .(Xem chi tiết tại đây)

Kết quả nghiên cứu Ngân hàng Thế giới về VNEN: Nhiều con số bất ngờ

Ngân hàng Thế giới vừa công bố kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của mô hình trường học mới (VNEN).

Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố, việc áp dụng VNEN có tác động nhất định đến cả năng lực nhận thức và phi nhận thức của học sinh. Mức độ tác động trung bình đối với môn Tiếng Việt là 0.16, môn Toán là 0.18 và với kỹ năng phi nhận thức là 0.41.

Đối với kỹ năng phi nhận thức, những học sinh tham gia VNEN cũng được cải thiện xây dựng kỹ năng ứng xử và tạo lập quan hệ. Những kỹ năng này bao gồm chịu trách nhiệm về đồ dùng cá nhân của mình, quản thời gian và giữ lời hứa. (Xem chi tiết tại đây)

Không có chuyện nhập khẩu chương trình giáo dục của Phần Lan

Dư luận vừa qua băn khoăn trước thông tin Bộ GD&ĐT nhập khẩu chương trình giáo dục phổ thông của Phần Lan. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT khẳng định không có chuyện nhập khẩu chương trình giáo dục của Phần Lan về áp dụng tại Việt Nam. .(Xem chi tiết tại đây)

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.