Trang bị kỹ năng phân tích thông tin cho trẻ em

Trang bị kỹ năng phân tích thông tin cho trẻ em
TP - Theo công bố của Viện Nghiên cứu Giáo dục từ cuộc khảo sát vào tháng 5-2012 chỉ 7.1% học sinh tiểu học tại Hà Nội & TP HCM được đánh giá có kỹ năng phân tích thông tin.

Trẻ thiếu linh hoạt mặc dù vẫn đạt điểm 9, 10

Nếu dựa trên quan điểm của UNESCO về giáo dục toàn diện (học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống) thì hầu hết các em học sinh ở Việt Nam mới chỉ học để biết và học để làm.

Trong khi môi trường sống và xã hội ngày càng biến động phức tạp và khôn lường, trẻ em cần được rèn luyện và tự rèn luyện khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, đặc biệt là xử lý các tình huống mang tính khác thường và cấp bách ngay từ lúc còn bé.

Vì thế những con số 9, 10 trong bảng điểm mà các em học sinh báo cáo hàng tháng với phụ huynh chưa hẳn đã là những tín hiệu đáng mừng.

Trong nghiên cứu nêu trên của Viện KHGD, nhiều học sinh tiếp thu kiến thức, học thuộc bài trong sách rất giỏi nhưng khi xử lý một vấn đề khác thường lại lúng túng và không linh hoạt.

Những ví dụ mà tiếng sĩ Nguyễn Kim Dung, Viện phó Viện Nghiên cứu Giáo dục thu thập được trong quá trình làm khảo sát cho thấy điều đó: “Khi bị ông bà rầy la, trẻ chưa biết giải thích hay thừa nhận mà thường là khóc hoặc cãi lại. Khi nhận điện thoại, gọi điện thoại, trẻ cũng chưa biết cách ứng xử. Các em chỉ biết trả lời có hoặc không, mà chưa biết cách hỏi để khách gọi lại thông tin hoặc hỏi rõ người cần gặp. Khi người lạ đến nhà, trẻ cũng không mạnh dạn chào hỏi mà trốn vào trong. Cha mẹ không có nhà cũng không biết cách hỏi khách có gì nhắn lại không. Hoặc khi bạn bè mang dép nhầm, cầm đồ dùng học tập nhầm, các em không nói bằng lời lẽ mà chỉ tự động lấy lại hoặc ngồi khóc”.

Không chỉ thiếu linh hoạt trong những tình huống khác thường trong học tập, mà rất nhiều em học sinh học giỏi, chăm ngoan khi tham gia các sinh hoạt ngoại khoá, cộng đồng lại trở nên rụt rè, không chủ động tham gia các trò chơi mà đợi người khác thúc giục, lôi kéo.

Tư duy nhạy bén - hành trang cho trẻ vào đời

Theo tiến sĩ Kim Dung, Viện phó Viện NCGD, đối với học sinh tiểu học, kỹ năng giải quyết vấn đề được xem là rất quan trọng để giúp các em hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ hợp lý.

Giải quyết vấn đề là một quá trình làm việc trí óc nhằm phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập và làm việc.

Khi trẻ có khả năng tự mình phân tích, giải quyết vấn đề để vượt qua khó khăn, trẻ sẽ tự tin hơn, đồng thời hào hứng khám phá những kiến thức mới, gặt hái những kết quả tốt đẹp, từ đó phát triển niềm đam mê học tập thực sự xuất phát từ bản thân và luôn mong muốn tiến bộ hơn nữa.

Mong muốn con cái đạt thành tích cao trong học tập và thành công trong cuộc sống về sau luôn là điều mà các bậc phụ huynh đặt lên hàng đầu.

Để giúp trẻ phát triển vững chắc và phát huy trí tuệ, các bậc phụ huynh cần quan tâm đầu tiên đến việc chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Khả năng tư duy, học hỏi của trẻ chỉ phụ thuộc một phần nhỏ vào gene di truyền, phần còn lại yếu tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng hơn và tác động lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em.

Giai đoạn trẻ học cấp 1 chính là thời gian trẻ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí não, và vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Vì thế, phụ huynh cần có sự đầu tư về chất hơn nữa cho bữa ăn của con em mình, đặc biệt là các acid béo như Omega 3 và 6 cùng các nguyên tố vi lượng - những thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng nhạy bén trong quan sát, phân tích và giải quyết vấn đề của trẻ.

Ngoài sự tác động của môi trường xã hội, các bậc phụ huynh có thể chủ động thay đổi điều này, bằng cách đầu tư đúng đắn cho sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ cho con em mình.

Khảo sát vào tháng 5-2012 của Viện Nghiên Cứu Giáo Dục công bố, tỉ lệ học sinh biết cách giải quyết vấn đề chỉ đạt 8,9% , biết cách xử lý những tình huống bất thường chỉ đạt 3,2% mặc dù ở lớp, ở trường các em vẫn luôn đạt những điểm số cao.

Những con số đáng báo động trên cho thấy ngoài những kiến thức trong sách vở tại trường học, phụ huynh cần quan tâm và chú trọng đến việc phát triển khả năng tư duy, phân tích, giải quyết vấn đề cho con em mình.

Mỗi trẻ em khi sinh ra đều có tiền đề của khả năng này, tuy nhiên cần được rèn luyện và tự rèn luyện, trải nghiệm thực tế cuộc sống để biến những tiền đề thành năng lực thực sự của bạn thân.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG