Trao thưởng thùng quà rỗng cho HS: Bệnh thành tích và sự không trung thực

Thùng quà rỗng ruột Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy trao tặng cho các học sinh giỏi tiêu biểu
Thùng quà rỗng ruột Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy trao tặng cho các học sinh giỏi tiêu biểu
TP - Các chuyên gia cho rằng, việc học sinh tiêu biểu xuất sắc quận Cầu Giấy (Hà Nội) đi nhận phần thưởng là một thùng quà to rỗng ruột là do bệnh thành tích của người lớn, vô hình trung sớm “dạy” cho trẻ bài học về sự không trung thực.

Một số học sinh khóc vì cảm thấy như “bị lừa”

Ngày 21/5,  Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng những học sinh giỏi tiêu biểu, đạt giải cao trong các kỳ thi. Trong buổi lễ, học sinh được trao thưởng một thùng quà to nhưng khi về nhà mở ra chỉ có duy nhất một tờ giấy màu xanh không ghi bất cứ thông tin gì.

Nhiều phụ huynh bày tỏ sự bất bình vì cách trao thưởng như vậy là lừa dối con trẻ. Một số học sinh đã khóc vì cảm thấy như “bị lừa”, “xấu hổ” với gia đình khi mở quà ra để khoe phần thưởng sau một năm học.

Sự việc đã buộc Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy Phạm Ngọc Anh phải gửi thư xin lỗi toàn thể phụ huynh, học sinh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn. Ông Ngọc Anh lý giải việc trao thưởng cho học sinh là một tờ giấy tượng trưng vì sợ học sinh làm mất tiền thưởng nên số tiền đã được chuyển về các trường để trường tặng thưởng trước buổi lễ.

Tuy nhiên, một số trường chưa kịp thông báo cũng như gửi tiền thưởng tới học sinh nên đã gây hiểu lầm, bức xúc cho phụ huynh, học sinh.  Tuy nhiên, lãnh đạo phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy cũng coi đây là bài học cần rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức chương trình.

Chị Nguyễn Thu Hằng, có con là học sinh một trường THCS ở quận Cầu Giấy cho rằng, “của cho không bằng cách cho”. Đặc biệt, đối với học sinh, ngoài tờ giấy khen thưởng, các em trông chờ một món quà nhỏ như: hộp bút, quyển vở, quyển sách truyện hay vật dụng nào đó có ý nghĩa trong việc học tập hoặc đời sống sẽ tốt hơn là nhận tiền.

Theo chị Hằng, kể cả học sinh bậc THCS, phụ huynh vẫn chưa cho các con được tự cầm tiền để chi tiêu, do đó cách tặng thưởng bằng tiền về mặt nào đó đã mất đi một phần ý nghĩa. Chưa kể, các con có thành tích tiêu biểu rất háo hức lên sân khấu nhận thưởng là một thùng quà to nhưng rỗng ruột thì sẽ buồn và thất vọng đến chừng nào.

Nhiều nơi vẫn vì bệnh thành tích

Hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội cho rằng cách tặng thưởng cho trẻ một thùng quà thật to nhưng rỗng ruột như vậy là vì bệnh thành tích, thiếu tôn trọng trẻ. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ khiến trẻ tổn thương và quan trọng hơn hết là sự việc đã dạy trẻ một bài học về sự không trung thực. Những người làm chương trình này không phải vì học sinh, lấy học sinh làm trung tâm mà vì để “đẹp mặt” do có lãnh đạo đến dự, có quay phim, chụp ảnh.

Cũng theo hiệu trưởng này, nhiều nước trên thế giới không cầu kỳ trong việc tặng thưởng cho học sinh. Nếu học sinh có thành tích tốt trong học tập, đạt giải trong các kỳ thi đa số chỉ được cấp giấy chứng nhận, ghi vào trong học bạ. Ông cũng cảnh báo việc, tổng kết năm học, 100% được nhận bằng khen chính là bệnh hình thức. Bởi vì nguyên tắc khen thưởng phải chọn ra người thật sự giỏi và những người chưa giỏi phải có động lực phấn đấu.

“Điều đáng tiếc trong việc tặng trẻ thùng quà thật to nhưng rỗng ruột đã khiến trẻ cảm thấy mình phải đóng vai diễn viên trên sân khấu nhằm đạt mục đích nào đó cho người lớn”  TS Trần Thành Nam, Trường ĐH Giáo dục

Ông kể câu chuyện, năm ngoái có phụ huynh xin chuyển trường cho  con từ trường công lập sang một trường tư khá nổi tiếng. Để được vào trường, học sinh phải trải qua bài test Tiếng Việt, Tiếng Anh và Toán. Kết quả, học sinh chỉ đạt điểm 5 môn Toán, điểm 3 môn Tiếng Việt và điểm 1 môn Tiếng Anh. Nhận được kết quả, phụ huynh “không chấp nhận” cho rằng trường cố tình ra đề khó để loại con họ vì suốt 4 năm tiểu học, con họ luôn đạt điểm 9, 10 kiểm tra cuối kỳ.

Sau đó, nhà trường buộc phải cho phụ huynh xem lại bài kiểm tra của con, mới chấp nhận sự thật. “Như vậy, với cách khen thưởng tràn lan sẽ khiến phụ huynh đánh giá không đúng về năng lực thật sự của con em mình, học sinh không có động lực phấn đấu”, hiệu trưởng này nói.

TS Trần Thành Nam, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng, mục tiêu của việc khen thưởng chính là tạo động lực, khuyến khích trẻ đã đạt thành tích nào đó để trẻ tiếp tục phấn đấu. Vì vậy, sự việc đã mất ý nghĩa trao thưởng. Theo các nghiên cứu về tâm lý, trẻ không quan tâm phần thưởng là bao nhiêu tiền và cách thưởng tiền cũng không đem lại hiệu quả bằng một cách thức tổ chức nào đó khiến trẻ cảm thấy được ghi nhận, được vinh danh hay từ thành tích đó trẻ được tham gia một hoạt động có ý nghĩa.

Điều đáng tiếc trong việc tặng trẻ thùng quà thật to nhưng rỗng ruột đã khiến trẻ cảm thấy mình phải đóng vai diễn viên trên sân khấu nhằm đạt mục đích nào đó cho người lớn.

Ông Nam cũng cho rằng, việc tổ chức trao thưởng một cách hình thức, không vì học sinh đang diễn ra ở nhiều nơi. Ví như, một buổi lễ trao thưởng lúc nào cũng phải có nhiều thành phần, ban bệ. Phần giới thiệu, phát biểu dài lê thê cũng khiến trẻ phải chờ đợi rất lâu, giảm một phần sự háo hức. “Ở một số nước, trẻ được vinh danh sẽ rất được tôn trọng bằng cách đơn vị tổ chức trong một không gian ấm cúng. Trẻ thậm chí có quyền quyết định được tự gửi thư mời tới những ai tham dự buổi lễ đó”, ông Nam nói.

Ông cũng đánh giá cách thức khen thưởng tràn lan, dễ dàng dạng 40/45 học sinh đạt danh hiệu “học sinh tiêu biểu xuất sắc”; “học sinh giỏi” như hiện nay đã làm giảm mất giá trị bằng khen. Chưa kể, các con số 31/32 hay 40/45 học sinh của lớp được khen thưởng sẽ khiến những học sinh không được thưởng trở thành “dị biệt” trong mắt bạn bè cũng như khiến bản thân các em tự ti.

Theo TS Nam, cách khen thưởng học sinh có hiệu quả chính là dựa trên điểm mạnh, sự khác biệt, sáng tạo của từng em để khen đúng, trúng giúp học sinh biết phát huy điểm mạnh của mình cũng như khắc phục những điểm chưa đạt.

MỚI - NÓNG
Rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh vẫn chết hàng loạt
Rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh vẫn chết hàng loạt
TPO - Hàng chục ha rừng ngập mặn bị chết, làm giảm độ phủ xanh rừng ngập mặn tại các cửa biển ở Hà Tĩnh. Các chuyên gia đã kiểm tra, phân định ra 18 loài sinh vật gây hại và đưa ra các giải pháp ban đầu trong xử lý, tạo tiền đề phục hồi rừng.
Nghệ An: Thu dọn 'nghĩa địa đầu bò'
Nghệ An: Thu dọn 'nghĩa địa đầu bò'
TPO - Sau phản ánh về “nghĩa địa đầu bò” giữa khu dân cư gây ô nhiễm nghiêm trọng ở phường Vinh Phú (Nghệ An), chính quyền địa phương đã vào cuộc: thu dọn, chôn lấp toàn bộ phế phẩm, dựng hàng rào thép...
Bình luận

Nguyễn Vĩnh Tân

Đây là bài học quý giá. Chúng ta cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc hơn nữa.

Thích Trả lời

tran thuy minh

Lạ thật, thế cũng có thể làm được sao?

Thích Trả lời

Phạm Đức Giáp

Thật buồn

Thích Trả lời

Ngô Văn Dân

Không thể chấp nhận được nếu đúng như trong bai viết. Một người quản lý giáo dục lại có những cách tổ chức như vậy thì còn làm cương vị đó làm gì?

Thích Trả lời

Công hữu

Vậy là nhà trường dạy trẻ không trung thực rồi

Thích Trả lời

Nguyễn Đức Mạnh

Thành thật mà nói, giáo dục Việt Nam còn quá nhiều điều phải bàn, khâu nào cũng thấy có vấn đề. Nếu không có một giải pháp tổng thể, căn cơ thì trong những năm tới còn sẽ thấy hậu quả nặng nề hơn nhiều

Thích Trả lời

nguyen Quoc Sa

Hôm qua vợ chồng chúng tôi vừa mới phải ký vào tờ đơn tự nguyện học thêm cho con gái đang học lớp 10... Thương con vì mất đi tuổi thơ mà cũng không biết làm thế nào cho đúng....

Thích Trả lời

Thái Luyện

Tội nghiệp cho các cháu học sinh phải học ở một trường như thế.

Thích Trả lời

Chính

Tôi vừa được biết việc này do Phòng Giao dụ quận Cầu Giấy thực hiện, với 300 thùng rỗng cho 300 học sinh. Sự lãng phí là quả rõ, quá nhiều, quá lố lăng. Vị trưởng phòng này phải bị xử thật nghiêm. Một người bình thường nhất cũng nhận thấy hành động này quá phản cảm, phản giáo dục và phản văn hóa, vậy mà lại xảy ra ở Thủ đô,và ở ngành giáo dục.

Thích Trả lời

Chính

Quá phẫn nộ trước hành động vô văn hóa, vô giáo dục này.

Thích Trả lời

Phùng Nhạ

Ai cũng biết bệnh thành tích biểu hiện rõ nhất với ngành giáo dục Việt Nam nhưng có lẽ bệnh này di căn nặng nhưng cơ thể anh GIÁO DỤC đã miễn nhiễm được rồi?

Thích Trả lời

nguyên

Phòng Giáo Dục tìm cách chống chế bằng lời giải thích không thuyết phục

Thích Trả lời

Nguyễn Nguyên

Hãy suy nghĩ thấu đáo trước khi làm, đặc biệt là với trẻ em.

Thích Trả lời

Hữu Nhân

Giáo dục là sự nghiệp trồng người mà không trung thực thì hỏi sao có thế hệ tốt ở tương lai?

Thích Trả lời

Tèo

Không xứng danh Nhà giáo Việt Nam

Thích Trả lời

Bùi Thanh toàn

Sáo rỗng quá

Thích Trả lời

quy

Tôi không thể tin sự việc như thế lại xảy ra. Ngành giáo dục lại làm việc thiếu giáo dục như thế

Thích Trả lời

TT

Thưởng học sinh sao không thưởng tập, sách, viết...Xin đừng làm mất uy tín của ngành thêm nữa.

Thích Trả lời

Quân Nguyễn

Làm giáo dục mà như thế thì có xứng danh là nhà giáo không?

Thích Trả lời

Phạm Xuân Phụng

Bệnh hám thành tích quá nặng rồi! "Thùng rỗng" phải chăng là ứng nghiệm với câu tục ngữ "Thùng rỗng kêu to"?

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

PosH57: Giải pháp phần mềm pos tinh gọn cho hộ kinh doanh đáp ứng quy định mới về hóa đơn

PosH57: Giải pháp phần mềm pos tinh gọn cho hộ kinh doanh đáp ứng quy định mới về hóa đơn

Trong bối cảnh Chính phủ tăng cường thực thi Nghị định 70/2025/NĐ-CP về quản lý thuế với hộ kinh doanh, nhu cầu sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng tích hợp hóa đơn điện tử ngày càng trở nên cấp thiết, sự ra mắt của PosH57 – sản phẩm do HCM57 Technology thiết kế và vận hành – được kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống thị trường, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp địa phương trên hành trình chuyển đổi số toàn diện.
Tổng giám đốc Novaland được mua hơn 4 triệu cổ phiếu ESOP

Tổng giám đốc Novaland được mua hơn 4 triệu cổ phiếu ESOP

TPO - Tập đoàn Novaland dự kiến chào bán gần 49 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Novaland dự kiến được mua gần 4,2 triệu cổ phiếu ESOP. Hai phó tổng giám đốc là bà Trần Thị Thanh Vân và ông Cao Trần Duy Nam mỗi người được mua gần 2,7 triệu cổ phiếu.
Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

TPO - Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.
Ngân hàng chạy đua tăng vốn từ phát hành cổ phiếu

Ngân hàng chạy đua tăng vốn từ phát hành cổ phiếu

TPO - Ngân hàng OCB sẽ phát hành hơn 197 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên hơn 26.630 tỷ đồng, Nam A Bank dự kiến phát hành hơn 343 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Vietbank nếu hoàn thành cả 2 đợt phát hành 378 triệu cổ phiếu thì vốn điều lệ sẽ tăng lên gần 10.920 tỷ đồng…
Quy mô kinh tế Đà Nẵng sau sáp nhập

Quy mô kinh tế Đà Nẵng sau sáp nhập

TPO - Sau sáp nhập, GRDP của Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2025 đạt 148,8 nghìn tỷ đồng với mức tăng trưởng ước tính đạt 9,4%. Việc sáp nhập tạo dư địa lớn cho địa phương này bứt phá trở thành siêu đô thị biển.