Trông đợi gì từ một "dòng chảy ngược"...?

Trông đợi gì từ một "dòng chảy ngược"...?
Đã có hàng loạt gương mặt trẻ VN được đào tạo ở nước ngoài thuộc các ngành khoa học công nghệ cao. Thế nhưng, liệu có một dòng chảy ngược, trí thức trẻ VN quay về phục vụ và xây dựng đất nước?
Trông đợi gì từ một "dòng chảy ngược"...? ảnh 1

Các thành viên của VEF trao đổi với giới khoa học trong nước tại cuộc gặp gỡ “nối vòng tay lớn” tổ chức tại thành phố Nha Trang vào trung tuần tháng 6/2005

Ông Phạm Đức Trung Kiên - Giám đốc điều hành Quỹ Giáo dục VN (VEF) của Chính phủ Mỹ, một chương trình học bổng đưa ứng viên VN sang Mỹ học tập đang rất được chú ý - cho biết:

Đến nay đã có 102 lưu học sinh VN đang học ở các trường đại học tại Mỹ (chủ yếu là bậc tiến sĩ) theo chương trình học bổng Quỹ Giáo dục VN (VEF) của Chính phủ Mỹ. Mùa thu này sẽ có thêm 55 ứng viên vừa trúng tuyển học bổng VEF lên đường sang Mỹ học tập. Trong số đang học tại Mỹ có 100 em học rất tốt. Tuy nhiên, hiện có 2 em đang gặp khó khăn; chúng tôi đang tìm cách và cố gắng hỗ trợ 2 em này học tập tốt hơn. Nếu hai em này không đủ điều kiện sẽ phải quay về VN và đó là quy luật...

Mục tiêu nào mà VEF muốn hướng đến, thưa ông?

Mục tiêu của chúng tôi giản dị thôi, muốn giúp đỡ VN tạo nên một lớp các nhà khoa học trẻ, được đào tạo đạt trình độ quốc tế và sau đó trở về VN xây dựng nền tảng khoa học công nghệ trong những năm sắp tới; không những trong 10 hay 20 năm mà thậm chí 50 năm...

Hy vọng số các nhà khoa học trẻ này còn là những chiếc cầu nối giữa VN với nền khoa học của Mỹ và quốc tế; thiết lập các mối quan hệ hỗ trợ chặt chẽ hơn nữa.

Mục tiêu là vậy, nhưng thưa ông, liệu rằng sau khi được đào tạo, các “thành viên” của VEF có trở về VN sinh sống và làm việc lâu dài như các ông nói không?

Theo quy định, bắt buộc các em phải trở về VN ngay sau khi hoàn thành chương trình học tập và huấn luyện tại các trường đại học ở Mỹ. Ví dụ như bậc tiến sĩ có thể học kéo dài 5 năm và sau đó làm việc (huấn luyện) tại Mỹ thêm khoảng 3 năm nữa. Ngay sau kết thúc thời hạn này bắt buộc các em phải về VN sinh sống và làm việc liên tục ít nhất 2 năm...

Mặt khác, hiện tại chúng tôi đang làm việc, hỗ trợ Chính phủ VN xây dựng những “trung tâm ưu việt”. Mục tiêu của việc làm này nhằm hình thành chương trình hợp tác giữa VN và nhiều nước trên thế giới để tạo nên môi trường và cơ sở vật chất cho các em có thể nghiên cứu, giảng dạy tại VN sau khi đã hoàn tất chương trình học tập tại Mỹ, trở về VN.

Ngoài ra, giữa chúng tôi và ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã đặt các mối quan hệ hợp tác lâu dài. Trường đại học này là một trong những điểm đến của các nghiên cứu sinh sau khi hoàn tất việc học theo chương trình tài trợ của VEF.

Thưa ông, nếu các bạn được đào tạo mà không quay về VN sinh sống và làm việc lâu dài thì đó là thất bại của VEF?

Đúng. Đó là thất bại trước mắt của VEF. Còn về lâu dài thì tôi không biết. Có thể 10 hay 20 năm sau các em mới quay về sinh sống và làm việc tại VN. Dù sao các em cũng là người VN mà. Tôi phải công nhận đó là thất bại trước mắt vì các em không làm gì ngay trên đất nước VN, còn về lâu dài thì đó là dấu chấm hỏi...

Thưa ông, tại sao VEF chỉ hướng các em đến Mỹ học tập mà không gửi các em đến các nước khác nhằm đa dạng hóa nguồn đào tạo?

Có hai vấn đề: Thứ nhất, đây là quỹ của Chính phủ Hoa Kỳ. Vì vậy không có lý do gì để họ mang tiền của họ giúp đỡ các em sang nước khác học mà không phải là nước Mỹ.

Thứ hai, quan trọng hơn nữa, khoa học ở Mỹ là hàng đầu ngay thời điểm này. Hiện tại các em lưu học sinh VN trúng tuyển chương trình VEF đang có mặt, học tập và nghiên cứu tại 37 trường đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ.

Chúng tôi cũng đã lập được Liên hiệp đồng minh VEF và trên 100 trường đại học hàng đầu ở Mỹ ký kết với VEF để tiếp nhận và cùng tài trợ để các sinh viên VN sang đào tạo tiến sĩ tại Mỹ.

Những chuyên ngành nào mà VEF muốn gửi các ứng viên VN sang Mỹ để đào tạo?

Đó là những chuyên ngành mà VN đang rất cần được đào tạo: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, y tế cộng đồng... là những cái căn bản của đời sống.

Còn chiến lược dài hạn của VEF ra sao, thưa ông?

Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động để làm sao càng có nhiều sinh viên VN sang Hoa Kỳ học tập tại các trường đại học lớn càng tốt. Tuy nhiên, ngân sách VEF chỉ có 5 triệu USD/năm, không thể nào đáp ứng nhu cầu lớn đi du học ở Mỹ của các sinh viên VN.

Mỗi năm chỉ cấp học bổng cho khoảng 40 em sang Mỹ học mà thôi. Và theo luật của Chính phủ Mỹ, chúng tôi được hoạt động đến năm 2018. Tôi nghĩ con số đào tạo mà qua chương trình VEF đạt được cũng chẳng là bao so với nhu cầu của VN. Chúng tôi nghĩ đến việc hợp tác với đề án 322 của Bộ GD-ĐT VN (đề án đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước) nhằm đưa các ứng viên của đề án 322 vào các trường đại học ở Mỹ để đào tạo.

Chúng tôi hy vọng Bộ GD-ĐT sẽ hợp tác với chúng tôi để đưa các em sang Mỹ học tập. Bộ sẽ tài trợ kinh phí; còn chúng tôi sẽ chỉ dẫn và giúp đỡ, kể cả mời các giáo sư Mỹ sang VN phỏng vấn, giới thiệu các em vào học tại các trường đại học lớn tại Mỹ.

Chúng tôi đã kêu gọi Bộ GD-ĐT hợp tác với chúng tôi trên phương diện này. Tuy nhiên, khi hợp tác thì cách lựa chọn ứng viên của chương trình 322 sẽ phải thay đổi...

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.