Trường bị coi là hà khắc, học sinh tự tử: Có thực sự là 'gông cùm'?

Trường THPT Nguyễn Khuyến nổi danh với ‘kỷ luật sắt'
Trường THPT Nguyễn Khuyến nổi danh với ‘kỷ luật sắt'
Mạng xã hội dậy sóng vì việc một nam sinh 16 tuổi của trường THPT Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì áp lực học tập. Sự việc đau lòng khiến nhiều người chĩa mũi dùi về phía nhà trường, cho rằng sự gò bó, cứng nhắc của nhà trường khiến học sinh cảm thấy ngột ngạt, bức bối.

Trường THPT Nguyễn Khuyến suốt bao năm qua nổi tiếng là có kỷ luật hà khắc, với rất nhiều nội quy cứng nhắc tới mức vô lý như cấm sử dụng điện thoại di động và Internet, học sinh nội trú chỉ được liên lạc với gia đình thông qua hệ thống liên lạc nhà trường…

Sau sự việc này, rất nhiều người lên án phương pháp giáo dục của trường. Thậm chí, ngay cả nhiều cựu học sinh cũng lên tiếng, cho rằng học ở trường không khác gì trong địa ngục trần gian, và họ cảm thấy nhẹ nhõm sau khi tốt nghiệp. Nhiều người cũng cho biết họ cảm thấy may mắn vì sau đó đã chuyển trường.

Tuy nhiên, không ít cựu học sinh gắn bó với ngôi trường lại phản đối việc nói trường ‘chạy theo thành tích'. THPT Nguyễn Khuyến không phải nhà tù, càng không phải địa ngục trần gian. Đó là nơi rất nhiều cựu học sinh đã trải qua khoảng thời gian tuổi thanh xuân chớm nở với những kỷ niệm đẹp đẽ không thể nào quên.

Anh D. Nguyễn đăng ảnh tập thể lớp cấp 3 của mình và nói: ‘Nguyễn Khuyến không phải nhà tù, đó là thiên đường. Nơi đây tôi không phải suy nghĩ gì ngoài ăn học và vui chơi. Nơi tôi gửi trọn thanh xuân, xin đừng gọi đó là nhà tù.'

Anh L.T.Đạt cũng nói: ‘Mình là cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến, sau khi ra trường mình vẫn phát triển một cách có tư duy và là người có ích cho xã hội.'

Cũng chính anh L.T.Đạt cho rằng mọi người đang mải chỉ trích nền giáo dục mà quên đi những khía cạnh khác của vấn đề. Bản thân anh thấy rằng áp lực của việc học chẳng thể so sánh với áp lực từ phía gia đình học sinh. Việc một nam sinh tự tử có liên quan không chỉ đến trường học, mà còn từ xã hội, từ gia đình. 

Anh T.Q.Minh cũng là một cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến và cho ra những ví dụ rất thực tế về môi trường học ‘kỷ luật sắt' nơi đây. Anh có hai người anh họ cùng học trường Nguyễn Khuyến, một bị đuổi khỏi trường do ý thức học tập kỷ luật kém, một người chăm ngoan và đỗ hai trường Đại học. Điều đó cũng có nghĩa là sự khác biệt giữ những con người không nằm ở nền giáo dục, thành hay bại là do chính bản thân người học sinh.

Nói về vấn đề học sinh vi phạm kỷ luật sẽ bị đánh đòn, anh Minh cho biết đó là lý do mà ba mẹ anh cũng như nhiều phụ huynh khác gửi con vào học. Nếp nghĩ ‘thương cho roi cho vọt' ăn sâu vào tiềm thức của người lớn, và việc kỷ luật này được chính các bậc phụ huynh đồng ý. Việc đánh đòn học sinh không phải trù dập hay ghét bỏ gì.

Trường bị coi là hà khắc, học sinh tự tử: Có thực sự là 'gông cùm'? ảnh 1 Một số cựu học sinh cho biết họ cũng từng mệt mỏi với việc học ở đây

Tuy nhiên, điều không thể chối cãi là học tại trường Nguyễn Khuyến thực sự là một quá trình khổ luyện đầy chông gai. Giáo viên nghiêm khắc, chương trình học nặng. Học sinh cuối cấp phải học từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm, về lại tiếp tục làm bài tập. Từ sáng đến chiều học sinh học bài nâng cao, chiều đến tối thì luyện đề. Giáo viên kiểm tra bài thường xuyên, không thuộc bài sẽ bị đánh đòn.

Trường bị coi là hà khắc, học sinh tự tử: Có thực sự là 'gông cùm'? ảnh 2 Anh L.T.Đạt cho rằng mọi người chỉ chĩa mũi nhọn về phía nền giáo dục
Trường bị coi là hà khắc, học sinh tự tử: Có thực sự là 'gông cùm'? ảnh 3 Một lớp học ở trường Nguyễn Khuyến
Nhìn lịch học dày đặc này hẳn sẽ khiến những mọt sách chính hiệu cũng phải ngao ngán. Ai mới nhìn cũng thấy lịch học này quá sức. Tuy nhiên, thời gian tối đêm không chỉ là ôn luyện, mà còn là lúc để giáo viên và các học sinh trong lớp cùng nhau trò chuyện, tâm sự thật nhiều.

Hơn nữa, dường như không ai để ý rằng, học sinh phải học 14 tiếng một ngày, thì giáo viên cũng mất từng ấy thời gian để kèm cặp. Theo trải nghiệm của anh Minh, anh thậm chí từng thấy thầy giáo mình bị bạn gái phàn nàn về việc hai người yêu nhau mà đến tận đêm mới gặp được nhau. Những giáo viên trường Nguyễn Khuyến cũng đã hi sinh vì học sinh rất nhiều, rồi đổi lại họ nhận được toàn lời chỉ trích.

Trường bị coi là hà khắc, học sinh tự tử: Có thực sự là 'gông cùm'? ảnh 4 Các học sinh vẫn dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất

Tất nhiên theo học ở trường Nguyễn Khuyến thực sự rất vất vả, nhưng điều đó không hề vô nghĩa. Chẳng phải ngẫu nhiên mà đây là ngôi trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp và Đại học cao hàng đầu, lên đến 95%. Tại trường thi, người ta có thể dễ dàng thấy mọi học sinh ai cũng lo lắng ôn lại kiến thức, còn học sinh trường Nguyễn Khuyến lại thảnh thơi vui vẻ. Đó là bởi đề thi không còn là thứ gì xa lạ, đó chỉ là những bài kiểm tra mà bạn đã làm đi làm lại đến cả trăm lần.

Anh Minh chia sẻ rằng bản thân anh may mắn hơn nhiều bạn học khác, bởi anh không phải chịu áp lực từ phía gia đình. Gia đình anh hoàn toàn tin tưởng trường học sẽ dạy dỗ anh nên người, và họ đã đúng. Nhà trường đề ra bất kỳ chính sách nào, cũng là do ảnh hưởng từ phía phụ huynh học sinh. Gia đình càng kỳ vọng nhiều ở các em và nhà trường, nhà trường càng phải nỗ lực đào tạo các em cho thật tốt.

Trường bị coi là hà khắc, học sinh tự tử: Có thực sự là 'gông cùm'? ảnh 5  Quá trình học tập vất vả để xây dựng nền móng cho tương lai

Tất nhiên, ở môi trường nào cũng sẽ có những người thích nghi và những người không thích nghi được. Một khi thích nghi thì sẽ tạo nên tư tưởng thoải mái và sẽ thành công, còn không thích nghi được thì sẽ lụi bại dần và có những kết quả xấu hơn. Điều quan trọng nhất vẫn là gia đình của học sinh hiểu được con em mình muốn gì, có năng lực gì để hướng các em đi theo con đường phù hợp nhất.

Theo Theo Báo Đất Việt
MỚI - NÓNG