Trường ĐH phong GS,PGS: Cần nghiên cứu cẩn trọng và nghiêm túc

Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước tổ chức công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2013. Ảnh: Nguyễn Văn Huynh.
Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước tổ chức công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2013. Ảnh: Nguyễn Văn Huynh.
TP - Quan điểm của Bộ GD&ĐT về việc trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư như thế nào, việc trao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ ra sao… Ông Nguyễn Hải Thập, Phó cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) trao đổi với phóng viên Tiền Phong về vấn đề này.

Xin ông cho biết quan điểm của Bộ GD&ĐT về việc phong giáo sư (GS) của trường ĐH Tôn Đức Thắng?

Sự thực về việc trường  ĐH Tôn Đức Thắng được cho là tự phong hàm GS đã được xem xét và thấy có 3 vấn đề: Trường đó không tự phong hàm giáo sư (GS)  mà chỉ bổ nhiệm các chức vụ chuyên môn của nhà trường; trước khi tiến hành việc  này, nhà trường đã ban hành các quyết định, quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chuyên môn của nhà trường, việc tổ chức thực hiện đến đâu. 

Trên cơ sở đó có thể đi đến kết luận: Trường Tôn Đức Thắng không tự ý phong hàm GS; trường đã ban hành các văn bản như đã nói ở trên nhưng chưa tổ chức thực hiện nên không có gì sai sót ở đây. Vấn đề còn lại là đánh giá việc ban hành văn bản của trường này có đúng hay không. 

Chúng tôi cho rằng, Trường ĐH chỉ thành thạo dạy học, nghiên cứu khoa học hay đào tạo chứ không có sở trường về ban hành văn bản nên văn bản của họ có thiếu sót về quy trình. Tuy nhiên, trường này đã dừng lại, chưa thực hiện và  đã làm báo cáo về Bộ GD&ĐT, Tổng LĐLĐVN.

Tương lai xa, theo ông, các trường có nên phát huy quyền tự chủ bằng việc được phép bổ nhiệm các chức danh như GS, PGS hay không?

Chuyện giao quyền tự chủ cho các trường trong việc bổ nhiệm GS, PGS như dư luận đặt câu hỏi, tôi nghĩ, hiện nay mới chỉ được nêu  vấn đề,  chưa thực hiện gì cả và cần phải được nghiên cứu cẩn trọng và nghiêm túc.

Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo Nguyễn Hải Thập

Trước hết, về phía quản lý nhà nước, các cơ quan liên quan phải xem xét,  đánh giá lại tác động của các những văn bản hiện hành liên quan đến việc phong GS, PGS hiện nay để xem xét hết các mặt tích cực và hạn chế của nó. Nếu việc  bổ nhiệm GS, PGS có những tích cực thì phát huy; nếu còn hạn chế thì  cần  khắc phục. Nếu hạn chế đến mức cần thay đổi văn bản quy phạm thì phải trình các cấp có thẩm quyền để thay đổi. Việc các trường đòi hỏi quyền tự chủ là chính đáng. 

Nhưng, giống như đàn con trong một gia đình, khi cha mẹ giao việc phải xem con cái có làm việc được không vì  có những con giỏi có thể đảm nhiệm, có con chưa trưởng thành, con chưa đủ năng lực thì chưa giao việc được. 

Trường ĐH cũng thế; có những trường tốt, trường chưa tốt, có trường năng lực cao, trường năng lực yếu kém. Có trường thành lập ra nhưng không có đội ngũ giảng viên, phải đi thuê người dạy thì liệu có giao quyền tự chủ được không? Vậy, nên đặt câu hỏi là giao tất quyền tự chủ hay chỉ giao đến chừng mực nào, giao cho trường nào… 

Trở lại chuyện giao quyền tự chủ cho các trường trong việc bổ nhiệm GS, PGS như dư luận đặt câu hỏi, tôi nghĩ, hiện nay mới chỉ được nêu vấn đề, chưa thực hiện gì cả và cần phải được nghiên cứu cẩn trọng và nghiêm túc.

Trường ĐH phong GS,PGS: Cần nghiên cứu cẩn trọng và nghiêm túc ảnh 1

Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo Nguyễn Hải Thập.

Ông đánh giá thế nào về quy trình bổ nhiệm của ta hiện nay?

Hiện nay, quy trình phong GS, PGS của ta có 2 bước, đăng ký xét ở HĐ chức danh GS Nhà nước (HĐ CDGS NN). Ở bước này các ứng viên được  xét theo 3 cấp: HĐ cơ sở, HĐ ngành và HĐ CDGS NN. Ứng viên phải vượt qua được 3 cấp đó mới được công nhận đủ tiêu chuẩn GS hay PGS và được trao cho một quyết định. Sau đó, những người được công nhận đủ tiêu chuẩn GS, PGS này mang quyết định về trường ĐH đăng ký và tùy theo nhu cầu của nhà trường, hiệu trưởng sẽ bổ nhiệm là GS, PGS.

Nếu trường thiếu GS, PGS thì hiệu trưởng sẽ bổ nhiệm ngay; nếu trường có khá nhiều GS, PGS rồi thì nhà trường sẽ lựa chọn những người có năng lực cao hơn trong những người đạt tiêu chuẩn  vì có những người năng lực tốt hơn và những người chỉ đạt tiêu chuẩn. Đây chính là cơ hội để các trường thu hút những người có năng lực cao hơn và là quyền tự chủ mà ngành GD&ĐT trao cho các trường.

Hiện nay Bộ có quy định số lượng GS, PGS cho từng trường?

Chưa có quy định nào về điều này, hiện nay, tỷ lệ GS và PGS của ta là quá thấp, có được bao nhiêu bổ nhiệm tất. Theo thống kê, hiện nay chúng ta chỉ có 4,6 %  PGS trên tổng số giảng viên; số GS thấp hơn nhiều, chỉ chiếm 1,1%. Cũng theo tính toán, nhu cầu GS, giảng viên cao cấp đủ thì phải cần 10%; PGS, xếp ngang với giảng viên chính phải cần khoảng 20 %. Ước lệ là như vậy nhưng có những trường còn chưa có PGS.

Vì sao chúng ta có ít GS và PGS vậy?

Vì không có người đủ tiêu chuẩn.

Cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.