Đổi mới thi tốt nghiệp THPT:

Trường miền núi lo tái diễn thí sinh “rớt”

Lớp phụ đạo môn Sinh của cô Bé, trường THPT Tây Giang, Quảng Nam. ảnh: NGUYỄN HUY
Lớp phụ đạo môn Sinh của cô Bé, trường THPT Tây Giang, Quảng Nam. ảnh: NGUYỄN HUY
TP - Điểm mới của quy chế xét tốt nghiệp THPT năm 2014 của Bộ GD&ĐT khiến giáo viên và học sinh hàng loạt trường THPT các huyện miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi… sốt vó lo tỷ lệ thí sinh rớt tốt nghiệp, khi có đến 60-70% học sinh học lực yếu, trung bình.

Điểm mới của quy chế xét tốt nghiệp THPT năm 2014 của Bộ GD&ĐT là tính điểm trung bình 4 môn thi và các môn học lớp 12 khiến giáo viên và học sinh hàng loạt trường THPT các huyện miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi… sốt vó lo tỷ lệ thí sinh rớt tốt nghiệp, khi có đến 60-70% học sinh học lực yếu, trung bình.

Tăng tốc “chạy nước rút”

Đầu giờ chiều, các phòng chức năng Trường THPT Tây Giang (huyện Tây Giang, Quảng Nam) tận dụng tối đa công suất, bố trí cho học sinh học phụ đạo chuẩn bị thi tốt nghiệp. Mỗi ngày, cô Briu Thị Bé, giáo viên môn Sinh học kín lịch đứng lớp phụ đạo. “Mình chắt lọc, dạy học sinh kiến thức cơ bản nhất để các em dễ nhớ, có thể ứng dụng làm bài tốt”, cô Bé nói.

Tại các dãy phòng bên cạnh, những lớp học môn Địa, Hóa, Toán… chật cứng học sinh ngồi. Thầy Đinh Văn Tư, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Năm nay, trường có gần 220 em cuối cấp dự thi tốt nghiệp THPT. Kết quả đăng ký chọn môn tự chọn có đến trên 90% số học sinh chọn 2 môn Sinh, Địa, riêng Anh văn không em nào đăng ký. Ngoài buổi sáng học chính khóa, tất cả buổi chiều các em đều được bố trí lớp phụ đạo.

Theo thầy Tư, trường tổ chức các lớp ôn thi theo môn. Trung bình bố trí thêm 2-4 tiết/môn/tuần. Kế hoạch bồi dưỡng tốt nghiệp bắt đầu từ giữa học kỳ 1 với những môn diện hay thi tốt nghiệp. Hầu hết các em học cuối cấp đều ở nội trú nên dạy thêm cả buổi tối. Mỗi đêm, 7 giáo viên túc trực, “gõ đầu giường” để nhắc nhở, trực tiếp hướng dẫn thêm bài vở cho học sinh, nhất là các em lớp 12.

Tại Trường THPT Quang Trung (Đông Giang, Quảng Nam), thầy Nguyễn Huệ, Phó hiệu trưởng, cho hay, trường có hơn 200 học sinh cuối cấp và thí sinh tự do. Số lượng các em đăng ký chiếm tuyệt đối ở 2 môn Sinh, Địa nên dễ tổ chức ôn thi theo lớp. Chỉ số ít học sinh học phụ đạo môn Hóa (12 em). Đến nay, số các môn đăng ký thi tốt nghiệp đều được trường tăng tiết phụ đạo (2 tiết/tuần/môn). “Sau khi kết thúc thi học kỳ, số tiết các môn ôn tập tốt nghiệp sẽ được tăng thêm gấp 2-3 lần”, thầy Huệ nói.

Theo thầy Nam, năm nay, Bộ GD&ĐT ban hành nhiều điểm mới thi tốt nghiệp THPT nhưng đến nay, trường chưa nhận bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào của Bộ, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi.

Hệ thống các trường THPT miền núi Quảng Ngãi rốt ráo triển khai ôn thi tốt nghiệp cho học sinh cuối cấp. Theo thầy Phạm Văn Nam, Phó hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Sơn Tây, Quảng Ngãi): Trường vừa tập trung dạy học các môn theo chương trình, vừa tăng cường các lớp dạy thêm, bồi dưỡng với những môn thi tốt nghiệp. Số môn bắt buộc (Toán, Văn) tăng 8 tiết/tuần, còn lại các môn tự chọn dạy thêm 4 tiết/tuần, ngoài giờ chính khóa.

Theo thầy Nam, năm nay, Bộ GD&ĐT ban hành nhiều điểm mới thi tốt nghiệp THPT nhưng đến nay, trường chưa nhận bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào của Bộ, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi. Trường mới chỉ thăm dò việc đăng ký môn tự chọn của học sinh, chứ chưa triển khai chính thức và vẫn ôn luyện đều cho học sinh cả 5 môn tự chọn.

Lo học sinh yếu kém

Thầy Nguyễn Huệ nhận định: Với cách các em đăng ký môn thi tự chọn, dễ thấy học sinh chưa có kế hoạch “dài hơi” tính tiếp đến kỳ thi ĐH, CĐ. Trường tư vấn các em tập trung chính cho thi tốt nghiệp, rồi mới lo thi ĐH. Bởi, học lực học sinh phần lớn thuộc diện yếu kém, trung bình.

Trong số các em cuối cấp, số học sinh khá giỏi đạt chưa quá 30 em (khoảng 15%), còn lại học sinh trung bình, yếu. Thầy Đình Văn Tư đồng tình với nhận định này và cho rằng, đặc thù miền núi, chất lượng đầu vào học sinh thấp. Thời điểm tuyển sinh lớp 10, có đến 50-60% số học sinh yếu kém. Đến cuối cấp, con số này được cải thiện nhưng số học sinh yếu vẫn còn gần 40%, số khá giỏi chỉ hơn 6% (toàn trường 9%).

Kỳ thi đầu tiên khi thành lập trường (năm 2005), Trường THPT Tây Giang có hơn 6% số học sinh đỗ tốt nghiệp. Những năm gần đây, tỷ lệ này đạt trên dưới 85%. Tuy nhiên, theo thầy Tư, với việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT hiện nay, việc xét đỗ/rớt trên kết quả trung bình các môn lớp 12 và điểm trung bình 4 môn thi tốt nghiệp sẽ là áp lực lớn.

“Với học sinh khá giỏi, rõ ràng điểm thi tốt nghiệp THPT yêu cầu nhẹ nhàng hơn. Nhưng với những em học yếu, trung bình, số điểm trung bình môn thi tốt nghiệp phải từ 5-7 điểm trở lên mới có thể đỗ, rõ ràng là không dễ kiếm”.

Trường từng có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 0% (năm 2007)- THPT Đinh Tiên Hoàng (Sơn Tây), những năm gần đây 100% số học sinh đỗ tốt nghiệp. Theo thầy Nam, năm nay việc thay đổi thi tốt nghiệp THPT tạo thuận lợi cho các trường tổ chức bồi dưỡng, giảm số môn thi, tạo sự chủ động, học sinh có quyền lựa chọn các môn thế mạnh của mình. Ở miền xuôi, học sinh lo 1, thì miền núi chuyện thi tốt nghiệp khiến học sinh lo 10.

MỚI - NÓNG