Truyền khát vọng hòa bình cho thế hệ trẻ

Thị trưởng Amsterdam tặng bằng khen cho học sinh Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Thị trưởng Amsterdam tặng bằng khen cho học sinh Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam.
TP - Ngày 10/12, đoàn khách chính phủ Hà Lan do ngài thị trưởng Amsterdam Eberhard Van Der Laan dẫn đầu đã đến thăm và giao lưu với thầy trò trường chuyên Hà Nội Amsterdam.

Hiệu trưởng nhà trường, bà Lê Thị Oanh, phát biểu cảm ơn lãnh đạo, nhân dân Hà Lan đã chung sức xây dựng nên ngôi trường danh tiếng này cách đây 29 năm.

Anne Frank và Đặng Thùy Trâm

Để đón đoàn, trước đó trường Hà Nội Amsterdam đã phát động cuộc thi viết về ý nghĩa của cuốn nhật ký chiến tranh và những bài học của hai nhân vật lịch sử của hai nước là Anne Frank và Đặng Thùy Trâm.

Tại buổi giao lưu, đoàn đại biểu Hà Lan cùng thầy trò trường Hà Nội Amsterdam đã khai mạc triển lãm ảnh có chủ đề: What can we learn today from Anne Frank and Dang Thuy Tram? (Nhật ký chiến tranh những bài học từ Anne Frank và Đặng Thùy Trâm). Bốn học sinh có bài dự thi xuất sắc đã được ngài thị trưởng Amsterdam chúc mừng và tặng bằng khen.

Truyền khát vọng hòa bình cho thế hệ trẻ ảnh 1

Ngài thị trưởng Amsterdam Eberhard Van Der Laan tặng quà Hiệu trưởng trường Hà Nội Amsterdam Lê Thị Oanh.

Đạt giải đặc biệt cuộc thi, Nguyễn Tiến Thành học sinh trường Hà Nội Amsterdam chia sẻ: “Em viết những dòng cảm xúc, suy nghĩ của mình ngay sau khi đọc hai cuốn nhật ký. Bài viết của em đã bày tỏ sự ngưỡng mộ, mất mát và xúc động trước khát vọng sống của hai con người trẻ tuổi trong chiến tranh”.

Anne Frank  bắt đầu viết nhật ký khi chạy trốn khỏi Phát xít Đức năm 13 tuổi. Cho đến năm 15 tuổi, cô bị bắt và mất khi đang ở trong trại tập trung của phát xít Đức. Cũng như Nhật ký Đặng Thùy Trâm khiến thế hệ trẻ Việt Nam xúc động, ngưỡng vọng, Nhật ký Anne Frank cũng khiến thế hệ trẻ Hà Lan thấy mình may mắn vì được sống trong hòa bình.

Trong cuộc thi tìm hiểu về hai cuốn nhật ký này, học sinh trường Hà Nội Amsterdam đã viết về những thiệt thòi của một thế hệ sinh ra trong chiến tranh để đề cao sự hòa bình và gìn giữ hòa bình.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, học sinh hai trường và đoàn đại biểu hai bên đã có những cuộc thảo luận sôi nổi với chủ đề: Anne Frank và Đặng Thùy TrâmMôi trường, trách nhiệm của thế hệ trẻ.

Truyền khát vọng hòa bình cho thế hệ trẻ ảnh 2

Tham dự thảo luận về Anne Frank và Đặng Thùy Trâm, ngài thị trưởng Amsterdam chia sẻ: “Anne Frank là cô gái đặc biệt. Ở Hà Lan, trẻ em ai cũng biết Anne Frank và đọc nhật ký của cô.”

Một đại biểu đoàn Hà Lan xúc động nói, Đặng Thùy Trâm của Việt Nam và Anne Frank đều có điểm giống nhau khi viết cuốn nhật ký sau này đều trở nên nổi tiếng, đó chính là khát vọng sống, yêu chuộng hòa bình.

Cũng như vậy, nhiều học sinh trường  Hà Nội Amsterdam đã đọc hai cuốn nhật ký nói trên và chia sẻ cảm xúc, xúc động về sự hi sinh cao cả của những người đi trước như Đặng Thùy Trâm, Anne Frank khi lật lại từng trang nhật ký, hiểu được mất mát của chiến tranh, để hôm nay được sống trong hòa bình.

Ngôi trường hữu nghị giữa hai nước

Thành lập năm 1985, trường Hà Nội Amsterdam được coi là ngôi trường hữu nghị góp phần vun đắp tình cảm hai nước Hà Lan- Việt Nam. Ngôi trường từng đón chuyến thăm, giao lưu và đề nghị tặng cơ sở vật chất, thiết bị phòng thí nghiệm của phu nhân Thủ tướng Hà Lan Wim Kok, Thái tử Willem Alexander và công nương Maxima.

 Cũng trong chuyến thăm, trường Hà Nội Amsterdam và trường Barleous Gymnasiem (Hà Lan) đã tiến hành những hoạt động thiết thực trong hợp tác phát triển giáo dục, văn hóa như: trao đổi chương trình, sách giáo khoa, học liệu; tăng cường các chuyến tham quan lẫn nhau.

Trường Hà Nội Amsterdam có thể trình các cấp xem xét tiến hành hợp tác dạy chương trình tiền đại học (AP) hiện đang tiến hành ở Barleus. Chứng chỉ AP được tất cả các nước trên thế giới công nhận như một tiêu chí xét đầu vào các trường ĐH.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.