Tùy thuộc thị trường lao động

Tùy thuộc thị trường lao động
TP - Trong Quy chế tuyển sinh có điều 33 giúp các trường khó tuyển sinh được gạn thí sinh đạt 7 điểm vào học ĐH. Năm 2012, quy định này đã được bỏ. Đột nhiên, ngành GD&ĐT lại cho phép một số trường hạ điểm tuyển thấp hơn điểm sàn 1 điểm. Vì sao lại như vậy và đây có phải là động thái cứu một số trường không tuyển được đủ người học?

> Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp

Giải đáp thắc mắc này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nói: Đó không phải là hành động cứu gì cả.

Năm trước, điều 33 của Quy chế tuyển sinh để tạo điều kiện cho các thí sinh ở vùng sâu vùng xa có điểm thi rất thấp. Tuy nhiên, điều này khiến trường nào khó tuyển phải đến xin và làm nảy sinh ra cơ chế xin - cho.

Đó chính là lý do năm nay, Bộ GD&ĐT bỏ điều 33 và đề nghị vùng Tây Nam Bộ nghiên cứu một giải pháp khác hữu hiệu hơn để ưu tiên cho các thí sinh vùng khó khăn. Vì vậy, mới có cơ chế đặc thù này.

Mở ra chủ trương này, Bộ GD&ĐT có tính đến việc đảm bảo chất lượng khi mà đầu vào hạ thấp như vậy?

Thực chất, so với năm trước, điểm tuyển năm nay cao hơn. Nếu áp dụng điều 33 của Quy chế tuyển sinh, thí sinh có điểm 7 vẫn được lấy vào ĐH sau khi đã cộng đủ các ưu tiên (trên lý thuyết).

Năm nay, áp dụng ưu tiên đặc thù, thí sinh phải đạt 9 điểm mới vào được ĐH.

Ngoài ra, các em vào được bồi dưỡng để bổ sung kiến thức trong một học kỳ. Như vậy, sinh viên sẽ phải học 4,5 năm thay vì 4 năm. Các trường tuyển và báo cáo Bộ danh sách; khi phát bằng, Bộ GD&ĐT quản lý phôi bằng.

Dư luận băn khoăn là các đối tượng này có học thật hay chỉ đánh trống ghi tên.

Thực ra dưới sàn 1 điểm không phải chênh lệch nhiều lắm. Các trường bồi dưỡng kiến thức cơ bản là các em có thể theo học được.

Bộ GD&ĐT làm thế nào để đảm bảo các trường sẽ tuyển đúng đối tượng mà không lạm dụng chính sách ưu tiên?

Nhiệm vụ các trường ĐH, CĐ được ưu tiên tuyển sinh là xét hồ sơ, tuyển và chịu trách nhiệm trước Bộ GD&ĐT và xã hội.

Theo ông liệu cử nhân được ưu tiên hạ điểm tuyển, học xong họ có về lại phục vụ địa phương hay không?

Tuyển dụng là vấn đề của xã hội, thị trường lao động. Làm thế nào để nhiều cử nhân trở về lao động tại địa phương là nhiệm vụ của ngành GD&ĐT.

Nếu để số thí sinh này lên các thành phố lớn để học thì số ở lại sẽ lớn hơn. Với hình thức đào tạo tại chỗ như thế này, khả năng ở lại quê hương công tác sẽ lớn hơn nhiều. Cũng có thể có một số em không trở về địa phương thì đó là sự dịch chuyển của thị trường lao động.

Cám ơn ông.

Hồ Thu
thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".